Cổ phiếu sắp lên sàn UpCOM, Vimid có gì?
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận đăng ký giao dịch 20,5 triệu cổ phiếu VVS của Công CP Đầu tư phát triển máy Việt Nam (Vimid) trên sàn UpCOM.
>>>Sắp niêm yết cổ phiếu trên HoSE, SIP có gì?
Trước đó, vào ngày 22/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản xác nhận hoàn tất việc đăng ký trở thành công ty đại chúng đối với Vinmid. Ngày Vimid chính thức trở thành công ty đại chúng là ngày 22/7/2022.
Thành lập từ tháng 3/2010, Vimid có quy mô vốn điều lệ ở mức 1,8 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối xe tải trung và hạng nặng mang thương hiệu Sinotruck.
Trong thời gian 5 năm đầu hoạt động, Vimid đã thực hiện 3 đợt tăng vốn, nâng quy mô vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng. Cụ thể, tháng 10/2011, Vimid phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên 10 tỷ đồng; tháng 9/2013, công ty phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng; tháng 12/2015, Vimid tiếp tục tăng vối điều lệ lên 100 tỷ đồng thông qua hình thức chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Đến tháng 3 và tháng 6/2021, Vimid thực hiện 2 đợt tăng vốn điều lệ lên 205 tỷ đồng thông qua hình thức chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu riêng lẻ (ESOP) cho cán bộ công nhân viên.
Về cơ cấu cổ đông, cập nhật đến tháng 9/2022, Vimid có tổng cộng 104 cổ đông, trong đó, 103 cổ đông cá nhân và 01 cổ đông là tổ chức. Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp này khá cô đặc, với lượng lớn cổ phần do các thành viên trong gia đình của vợ chồng doanh nhân Nguyễn Vũ Trụ - Nguyễn Thị Thu Huyền nắm giữ.
Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Chủ tịch HĐQT Vimid hiện đang sở hữu 2,2 triệu cổ phần, tương đương 10,85% vốn điều lệ. Trong khi ông Nguyễn Vũ Trụ - phu quân của bà Huyền, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Vimid nắm giữ 9,2 triệu cổ phần, tương đương 45% vốn điều lệ công ty.
Ngoài ra, Công ty CP M&A Holding Việt Nam là cổ đông lớn thứ 3 tại doanh nghiệp này và cũng là cổ đông tổ chức duy nhất tại Vimid, với 1,8 triệu cổ phần, tương đương với 8,78% vốn điều lệ của Vimid. Các cổ đông khác nắm giữ 35,37% vốn điều lệ, tương đương với 7,250 triệu cổ phần.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022, 6 tháng đầu năm, Vimid ghi nhận doanh thu đạt 2.383 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao (chiếm hơn 2.280 tỷ đồng) đã khiến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng 17,5% lên mức 102,7 tỷ đồng.
Trong kỳ, mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp đạt hơn 76 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng so với cùng kỳ, nhưng chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh. Trong đó, chi phí tài chính từ gần 17 tỷ đồng, tăng lên 93,3 tỷ đồng, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vimid chỉ đạt hơn 5,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt gần 16 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí hoạt động, Vimid lãi ròng 4,2 tỷ đồng, giảm đến 67% so với nửa đầu năm ngoái.
>>>Vì sao Vinaconex 9 đối diện án hủy niêm yết cổ phiếu bắt buộc?
Năm 2022, Vimid đạt mục tiêu kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần đạt 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 40 tỷ đồng. Với kết quả đã đạt được, Vimid đã hoàn thành 59,57% mục tiêu doanh thu, nhưng mới chỉ hoàn thành 10,5% lợi nhuận năm.
Tính đến cuối quý II/2022, tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 3.786 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với thời điểm cuối năm 2020. Chiếm tới 62,2% tổng tài sản của Vimid là các khoản phải thu ngắn hạn, đạt 2.358,7 tỷ đồng. Trong đó, có tới 2.167,7 tỷ đồng phải thu ngắn hạn được ghi dưới dạng tiền ký quỹ, ký cược.
Đáng chú ý, tại ngày 30/6/2022, Vimid chỉ có 55,2 tỷ đồng tiền mặt, trong khi doanh nghiệp này mang 322,4 tỷ đồng đi đầu tư trái phiếu. Trong đó, 255 tỷ đồng là đầu tư trái phiếu ngắn hạn và 67,43 tỷ đồng đần tư ngắn hạn.
Toàn bộ số trái phiếu này được Vimid sử dụng để đảm bảo cho khoản vay tại các ngân hàng, được cam kết mua lại với lãi suất từ 6,4% - 8%/năm. Đối với trái phiếu của các ngân hàng, lãi suất trái phiếu là 7,7% - 8,1%/năm.
Một điểm đáng chú ý khác được thể hiện trong báo cáo tài chính soát xét bán niên là tại thời điểm cuối quý II/2022, nợ phải trả của doanh nghiệp này lên đến gần 3.500 tỷ đồng, gấp hơn 15 lần vốn chủ sở hữu (gần 229 tỷ đồng). Trong đó, nợ vay tài chính tại các ngân hàng ở mức gần 650 tỷ đồng, gấp đôi thời điểm đầu năm; Bao gồm khoản vay tại VPBank (243,2 tỷ đồng), MBBank (160,7 tỷ đồng), Vietcombank (140,8 tỷ đồng), LienVietPostBank (50,7 tỷ đồng) và TPBank (50 tỷ đồng).
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Vimid là các khoản phải thu và phải trả ngắn hạn khác. Tại ngày 30/6/2022, số dư phải trả ngắn hạn khác của Vimid lên tới 2.336,4 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2020 và chiếm 61,7% tổng nguồn vốn. Đây là các khoản tiền phải trả các ngân hàng liên quan đến LC Upas, phí trong kỳ từ 1,02% - 6%/năm.
Có thể bạn quan tâm
Sắp niêm yết cổ phiếu trên HoSE, SIP có gì?
05:15, 17/08/2022
Vì sao Vinaconex 9 đối diện án hủy niêm yết cổ phiếu bắt buộc?
11:30, 01/03/2022
BAC A BANK chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX
17:00, 03/03/2021
BAC A BANK được chấp thuận niêm yết cổ phiếu tại sàn HNX
16:50, 04/01/2021
Chính thức niêm yết cổ phiếu APH trên sàn HOSE vào ngày 28/7
07:38, 25/07/2020