Tăng lãi suất và trượt giá VND: Doanh nghiệp chịu một phần lớn chi phí tăng
NHNN đã tăng lãi suất chính sách thêm 200 điểm từ tháng 9 đến tháng 10 và nới rộng độ chênh lệch tỷ giá, khiến VND hấp dẫn trở lại, các công ty có khả năng phải chịu một phần lớn chi phí tăng.
>>>NHNN có thể tăng lãi suất thêm 0,5-1% trong những tháng tới
Cụ thể, các công ty trong nước có thể chuyển mức tăng của một số chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên, sự mất giá mạnh và nhanh chóng của VND và lãi suất tăng có thể đồng nghĩa với việc các công ty có khả năng phải chịu một phần lớn chi phí tăng trong ngắn hạn.
Các công ty sản xuất, đặc biệt là các công ty nhập khẩu nguyên liệu, sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc giảm giá của VND. Cả chỉ số hoạt động và tài chính của một số công ty niêm yết như doanh nghiệp sản xuất thép đều xấu đi đáng kể trong 9 tháng đầu 2022, một phần là do sự trượt giá 4,8% trong 9 tháng đầu 2022 (và 8,6% trong 10 tháng 2022) của VND/USD; điều này cộng với những khó khăn chính là giá bán giảm và nhu cầu suy yếu.
Trong khi VND giảm giá đang đè nặng trực tiếp lên các nhà nhập khẩu hoặc những người vay ngoại tệ, thì việc tăng lãi suất đang tác động mạnh nhất đến nền kinh tế. Nhưng cũng giống như sự biến động của tỷ giá hối đoái, việc tăng lãi suất làm tăng chi phí tài chính và thu hẹp biên lợi nhuận hoạt động do làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Các ngành mang tính chu kỳ như tiêu dùng không thiết yếu và bất động sản nhà ở có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do NHNN chỉ tăng lãi suất vào cuối tháng 9/2022, nên chúng tôi nghĩ rằng tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp sẽ phản ánh rõ hơn trong kết quả quý 4/2022.
Chúng tôi ước tính sơ bộ tác động tổng hợp của việc phá giá VND và tăng lãi suất sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty phi ngân hàng năm 2023 về mức tăng 5-10% n/n (so với mức tăng trưởng 19% n/n trước đó) trong khi các ngân hàng vẫn có thể duy trì lợi nhuận tăng trưởng từ 10-15% n/n (so với mức tăng trưởng 15% n/n trước đó).
>>>Chính sách tiền tệ Việt Nam nhìn từ ảnh hưởng của Fed
Tác động của tăng lãi suất và trượt giá VND lên các ngành trên thị trường chứng khoán như sau:
Ngân hàng: Các ngân hàng có thể chuyển một phần chi phí tăng lên (do tăng lãi suất huy động) cho người vay trong ngắn hạn. Cổ phiếu đại diện ngành là: VCB, BID, CTG.
Bất động sản nhà ở: Một số nhà phát triển có các khoản nợ bằng USD (theo đó chi phí nợ vay và áp lực trả bằng đồng bạc xanh sẽ tăng lên theo tỷ giá). Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất thế chấp có thể làm trì hoãn nhu cầu mua nhà.Cổ phiếu đại diện: VHM, NVL, PDR.
Đồ uống: Các công ty như VNM và SAB phải nhập khẩu nguyên liệu. Nhưng khi họ có vị thế tiền mặt ròng, họ sẽ được hưởng lợi từ lãi suất tăng. Đại diện: VNM, SAB, BHN.
Công ty đa ngành: Nợ ngoại tệ chiếm hơn một nửa tổng nợ của Vingroup. Cổ phiếu đại diện nhóm đa ngành: VIC, REE, GEX.
Năng lượng: Tác động tỷ giá là trung lập do các công ty thượng nguồn như GAS và PVD có doanh thu bằng USD trong khi các công ty hạ nguồn như PLX phải nhập khẩu xăng. Tất cả đều có vị thế tiền mặt ròng.
Bán lẻ: Tác động ngoại hối là trung lập nhưng việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí tài chính và trì hoãn nhu cầu tiêu dùng ICT và CE. Đại diện: MSN, MWG, PNJ.
Thép: Tác động trực tiếp từ đòn bẩy tài chính cao và các khoản nợ bằng USD. Tác động gián tiếp từ thị trường bất động sản ế ẩm. Tương ứng với: HPG, NKG, HSG.
Dịch vụ tiện ích: Đòn bẩy cao (được sử dụng nhiều trong ngành) và các khoản nợ bằng USD. POW, PGV, BWE là các mã đại diện.
Hàng không: VJC, HVN SCS sẽ chịu tác động trên cơ sở có đòn bẩy cao. Các hợp đồng thuê hoạt động được tính bằng USD.
Công nghệ thông tin: FPT có doanh thu đáng kể bằng USD từ hoạt động kinh doanh gia công phần mềm. Ở trạng thái tiền ròng. Đại diện: FPT, CMG, SGT.
Chứng khoán: Lãi suất tăng đang gây giảm trên thị trường chứng khoán khi thanh khoản cạn kiệt. Các mã dẫn đầu: SSI, VND, VCI.
Hóa chất: Nhóm đại diện là DGC, DCM, DPM. Tác động: Các công ty phân bón có thể xuất khẩu sản phẩm của họ, một phần nhờ các lệnh trừng phạt của EU đối với các nhà sản xuất phân bón của Nga.
Thực phẩm: KDC, SBT, PAN - Các doanh nghiệp có xuất khẩu có thể được hưởng doanh thu bán hàng bằng ngoại tệ; tuy nhiên lãi suất tăng sẽ làm đầu tư, chi tiêu.
Bất động sản bán lẻ: VRE đại diện với với lượng tiền mặt ròng gần như bằng không và không có hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, VRE hầu như không bị ảnh hưởng bởi việc VND giảm giá và tăng lãi suất.
Cảng biển: GMD, VSC, STG là các nhà khai thác cảng biển tạo ra doanh thu tính bằng USD từ các hãng vận tải toàn cầu.
Xây dựng: VCG, PC1, CTD đang chịu tác động gián tiếp từ thị trường bất động sản trầm lắng.
Vật liệu xây dựng: VGC, HT1, PTB tương tự cũng chịu tác động gián tiếp từ thị trường bất động sản trầm lắng.
Sức khỏe: DHG, TRA, IMP có vị thế tiền mặt ròng. Trong bất kỳ bối cảnh giảm chi tiêu nào, người tiêu dùng cũng không giảm chi tiêu
Tất cả: Lợi nhuận doanh nghiệp phi ngân hàng có thể chỉ tăng 5% -10% n/n trong năm 2023 trong khi các ngân hàng vẫn có thể tăng 10-15% n/n.
Đối với thị trường chung, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng EPS năm 2022 và dự phóng năm tài chính 2023 xuống còn 15% n/n và 3% n/n (so với 22% n/n và 17% n/n trước đó). Với việc tăng lãi suất, tăng trưởng EPS năm 2023 không đổi và thanh khoản ở mức 450 triệu USD/ phiên (một nửa mức đỉnh của cuối năm 2021), khó có khả năng VN-Index đảo chiều trong ngắn hạn. Nhiều khả năng chỉ số này sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức 1.000 điểm trong những tháng tới.
Có thể bạn quan tâm
FED tăng lãi suất (Kỳ I): Tác động đến các nền kinh tế
03:30, 06/11/2022
FED tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, vàng “lao dốc” không phanh
11:00, 03/11/2022
Fed tăng lãi suất 0,75% lần thứ tư liên tiếp
07:40, 03/11/2022
Việc tăng lãi suất phù hợp với xu hướng chung, bảo đảm an toàn thanh khoản
20:00, 29/10/2022