Fed tăng lãi suất 0,75% lần thứ tư liên tiếp

DIỄM NGỌC 03/11/2022 07:40

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thông báo tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm lên phạm vi mục tiêu 3,75% - 4%, đồng thời gợi ý về một sự thay đổi trong cách tiếp cận chính sách tiền tệ để giảm lạm phát.

>>Giá vàng tuần tới: “Cú đấm bồi” từ FED

Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thông qua việc tăng lãi suất 0,75% lần thứ tư liên tiếp vào ngày 2/11 (theo giờ Mỹ) và báo hiệu một sự thay đổi tiềm năng trong cách tiếp cận chính sách tiền tệ để giảm lạm phát.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhắc lại có thể cần sự quyết tâm và kiên nhẫn để giảm lạm phát, tuy nhiên vẫn lặp lại ý tưởng có thể sẽ đến lúc phải làm chậm tốc độ tăng lãi suất (ảnh: AFP)

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhắc lại có thể cần sự quyết tâm và kiên nhẫn để giảm lạm phát, tuy nhiên vẫn lặp lại ý tưởng có thể sẽ đến lúc phải làm chậm tốc độ tăng lãi suất (ảnh: AFP)

Như vậy, trong một thông báo rõ ràng mà thị trường đã mong đợi trong nhiều tuần, ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất vay ngắn hạn lên phạm vi mục tiêu 3,75 - 4%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2008. Động thái này tiếp tục thể hiện tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất kể từ đầu những năm 1980, lần cuối cùng lạm phát tăng cao như vậy.

Theo CNBC, cùng với việc dự đoán về tăng lãi suất, các thị trường cũng đang tìm kiếm một thông điệp cho thấy, đây có thể là lần tăng 75 điểm cơ bản cuối cùng. Tuyên bố mới của Fed cũng ám chỉ sự thay đổi chính sách, cho biết khi xác định các mức tăng trong tương lai, Fed “sẽ tính đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ tích lũy, những điểm mà chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như phát triển kinh tế - tài chính”.

Các nhà kinh tế đang hy vọng đây là bước đi được nói đến nhiều trong chính sách có thể khiến lãi suất tăng thêm 0,5 điểm % tại cuộc họp tháng 12 tới và sau đó là một vài lần tăng nhỏ hơn vào năm 2023.

Dự đoán của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho rằng, mức tăng liên tục trong phạm vi mục tiêu phù hợp để đạt được lập trường chính sách đủ sức đưa lạm phát trở lại 2% theo thời gian.

Thị trường chứng khoán Mỹ đã có nhịp tăng ngay sau thông báo của Fed, nhưng lại trở nên tiêu cực trong cuộc họp báo của Chủ tịch Jerome Powell, khi thị trường cố gắng đánh giá liệu Fed có nghĩ rằng, họ có thể thực hiện một chính sách ít hạn chế hơn, như tốc độ tăng lãi suất chậm lại để đạt được mục tiêu lạm phát hay không.

Về mặt cân bằng, ông Powell bác bỏ ý kiến Fed có thể sớm tạm dừng, mặc dù ông mong đợi một cuộc thảo luận vào một hoặc hai cuộc họp tiếp theo về việc làm chậm tốc độ thắt chặt. Ông cũng nhắc lại có thể cần sự quyết tâm và kiên nhẫn để giảm lạm phát, tuy nhiên vẫn lặp lại ý tưởng có thể sẽ đến lúc phải làm chậm tốc độ tăng lãi suất.

>>“Gánh nặng” lãi suất đang “đè” doanh nghiệp

Jim Caron, người đứng đầu bộ phận chiến lược vĩ mô tại Morgan Stanley Investment Management bình luận, Fed đang nói với chúng ta về việc sẵn sàng dừng lại ở một mức nhất định và để điều đó ngấm vào thị trường nhằm giảm lạm phát.

Thị trường hiện đang dự đoán một tỷ lệ cao hơn mục tiêu trung bình của Fed đối với lãi suất cuối cùng. Trong dự báo tháng 9, các quan chức Fed đưa ra mức lãi suất trung bình là 4,6% và nó sẽ nằm trong khoảng 4,5% - 4,75%.  Ông nói: “Về cơ bản những gì thị trường đang cho thấy thì Fed sẽ đưa ra lãi suất chính sách là 5%, thậm chí là 5,25%”.

Fed tăng lãi suất trong bối cảnh số liệu lạm phát tại Mỹ trong thời gian gần đây vẫn ở mức cao nhất trong 40 năm. Thị trường việc làm tiếp tục nóng lên, đẩy mức lương tăng cao hơn. Đây là xu hướng mà Fed đang tìm cách để hạ nhiệt cùng lúc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trong khi đó, thị trường ngày càng lo ngại trong nỗ lực giảm chi phí sinh hoạt, Fed sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ông vẫn nhận thấy con đường dẫn đến một đợt "hạ cánh mềm" và không có đợt suy thoái nghiêm trọng. Song, nền kinh tế Mỹ trong năm nay hầu như không tăng trưởng trong khi mức độ ảnh hưởng của môi trường lãi suất cao vẫn chưa hoàn toàn phát huy hiệu quả.

Hơn nữa, biện pháp theo dõi lạm phát mà Fed ưa chuộng - CPI lõi, cho thấy chi phí sinh hoạt đã tăng 6,2% trong tháng 9 so với 1 năm trước là 5,1%, dù không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng. GDP Mỹ giảm trong cả 2 quý đầu trong năm nay, được xác định là "suy thoái về mặt kỹ thuật", dù đã tăng trở lại lên 2,6% vào quý III nhờ xuất khẩu tăng đột biến. Chưa dừng ở đó, giá nhà ở sụt giảm do lãi suất thế chấp 30 năm tăng vọt lên 7% trong thời gian gần đây.

Tại Phố Wall, các nhà đầu tư trên thị trường đã tập hợp lại với dự đoán rằng Fed có thể sớm bắt đầu giảm bớt khi lo lắng gia tăng về tác động dài hạn của lãi suất cao hơn.

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones đã tăng hơn 13% trong tháng qua, một phần do mùa thu nhập của doanh nghiệp không tệ như lo ngại mà còn do hy vọng ngày càng tăng về việc điều chỉnh lại chính sách của Fed. Lợi suất trái phiếu kho bạc cũng đã giảm xuống mức cao nhất kể từ những ngày đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, mặc dù vẫn ở mức cao. Mức điểm chuẩn của trái phiếu kỳ hạn 10 năm gần đây nhất là khoảng 4,09%.

Có rất ít kỳ vọng rằng việc tăng lãi suất sẽ sớm dừng lại bất cứ lúc nào, vì vậy dự đoán chỉ là tốc độ chậm hơn. Các nhà giao dịch tương lai đang định giá cơ hội với dự báo xu hướng là tăng 0,5 điểm % trong tháng 12 tới, so với động thái tăng 0,75 điểm %.

Trên thị trường hiện tại cũng cho thấy, lãi suất cho vay sẽ đạt gần 5% trước khi việc tăng lãi suất chấm dứt. Lãi suất huy động vốn quy định mức mà các ngân hàng tính phí lẫn nhau cho các khoản vay qua đêm, nhưng lại tràn sang nhiều công cụ nợ tiêu dùng khác như thế chấp lãi suất có thể điều chỉnh, cho vay mua ô tô và thẻ tín dụng.

Có thể bạn quan tâm

  • Giá vàng tuần tới: “Cú đấm bồi” từ FED

    05:05, 30/10/2022

  • Giá vàng tuần tới bứt phá trước lo ngại FED “chùn bước”?

    12:13, 23/10/2022

  • FED “diều hâu”, giá vàng tuần tới khó tăng mạnh

    05:03, 09/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Fed tăng lãi suất 0,75% lần thứ tư liên tiếp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO