IMP nói về việc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

ĐÌNH ĐẠI 12/04/2023 16:00

Đại diện Công ty Imexpharm cho rằng, việc Bộ Y tế có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của doanh nghiệp là hoàn toàn chủ động theo đơn đề nghị từ phía Imexpharm.

>>>Giải pháp thúc đẩy số hóa ngành dược

Imexpharm (HoSE: IMP) cho rắng, việc Bộ Y tế có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của doanh nghiệp là hoàn toàn chủ động theo đơn đề nghị từ phía công ty.

Imexpharm cho rắng, việc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược là hoàn toàn chủ động theo đơn đề nghị từ phía công ty.

Cụ thể, theo văn bản gửi đến khách hàng và đối tác, bà Trần Thị Đào – Tổng giám đốc Công ty CP Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) cho biết, việc Bộ Y tế có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 448/ĐKKDD-BYT ngày 22/6/2020 là hoàn toàn chủ động theo đơn đề nghị từ phía Imexpharm với hai lý do.

Thứ nhất, hiện Imexpharm có vốn đầu tư nước ngoài trên 50% nên Công ty không còn quyền phân phối (không được mua nguyên liệu, thành phẩm của cơ sở khác về để bán). Thứ hai, từ trước đến nay, Công ty cũng chưa có hoạt động kinh doanh này (nhập khẩu thuốc, nguyên liệu về bán).

“Việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 448/ĐKKDD- BYT ngày 22/6/2020 trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoàn toàn không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được quy định theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hiện tại số 112/ĐKKDD-BYT ngày 21/9/2018”, bà Trần Thị Đào – Tổng giám đốc IMP nêu trong văn bản gửi khách hàng và đối tác.

Trước đó, vào ngày 10/4, Bộ Y tế đã có Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm của IMP, do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên ký, theo đơn đề nghị của IMP trước đó.

Theo đó, Bộ Y tế đã thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 448/ĐKKDD-BYT ngày 22/6/2020 của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm, địa chỉ số 4, đường 30/4, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; địa điểm kinh doanh của công ty cùng địa chỉ. Phạm vi kinh doanh của IMP là xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc.

IMP là một trong những doanh nghiệp top đầu ngành dược đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Kết thúc năm 2022, theo BCTC, IMP đạt doanh thu 1.668 tỷ đồng, tăng trưởng 29,2% so với cùng kỳ và bảng 115,1% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 223 tỷ đồng, tăng 18,2%.

Doanh nghiệp cho biết, việc tích cực mở rộng thị trường và quá trình thị trường hồi phục sau đại dịch COVID-19 đã giúp doanh thu tăng mạnh. Đồng thời, Công ty đã cơ cấu lại danh mục sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có giá trị và lợi nhuận biên cao, giúp lợi nhuận tăng so với cùng kỳ.

Cơ cấu doanh thu hàng sản xuất vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của IMP, với tỷ trọng lên đến 97,5%. Các mặt hàng nhượng quyền và hàng mua khác lần lượt chiếm tỷ trọng là 1,9% và 0,6% trong năm 2022.

>>>Cổ phiếu ngành dược phẩm "sau cơn mưa" trời lại sáng

Trên thị trường, cổ phiếu IMP đang giao dịch quanh mức giá

Trên thị trường, cổ phiếu IMP đang giao dịch quanh mức giá 49.500 đồng/cổ phiếu.

Cũng trong năm 2022, doanh thu hàng nhượng quyền giảm 48,4% so với năm 2021. Từ đó, Công ty tập trung đẩy mạnh doanh thu hàng sản xuất tăng trưởng gần 30% so với cùng kỳ. Để đóng góp thêm vào cơ cấu doanh thu, IMP vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thị trưởng xuất khẩu cho các sản phẩm được cấp Visa Châu Âu.

Tinh đến ngày 31/12/2022, quy mô tổng tài sản của IMP đạt gần 2.277 tỷ đồng, giảm 0,8% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ việc giảm nợ vay. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 5,6% so với cùng kỳ, chủ yếu là do lợi nhuận tăng trong các năm qua. Hệ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu là 1,2.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh của IMP cũng được cải thiện tốt do kết quả kinh doanh khá quan trọng năm 2022 đem lại. So với thời điểm cuối năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh đạt gần 379 tỷ đồng, tăng hơn 61%. Dòng tiền dành cho hoạt động đầu tư tăng 116 tỷ đồng, tăng gần 140% so với năm 2021, chủ yếu nhờ vào việc gia tăng khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Bên cạnh đó, Công ty đã thanh toán bớt các khoản nợ trong năm nên dòng tiền từ hoạt động tài chính giảm mạnh so với năm 2021. Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ của IMP đạt gần 179 tỷ đồng, giảm 34% so với thời điểm năm 2021.

Sang năm 2023, IMP đặt mục tiêu kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần là 1.750 tỷ đồng, tăng trưởng 6,5% so với năm 2022. Đồng thời, kế hoạch lợi nhuận trước thuế được đặt ra là 350 tỷ đồng, tăng 20,1% so với năm 2022.

Để đạt được mục tiêu trên , IMP cho biết, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh số hóa các hoạt động Sales và Marketing nhằm phục vụ cho các giải pháp bán hàng và kiểm soát rủi ro, thúc đẩy các sản phẩm thương hiệu; Hoàn thiện cơ cấu nhân sự và kiểm soát hiệu quả các chi nhánh bán hàng. Đồng thời, mở rộng, khai thác thị trường ở khu vực phía Bắc, củng cố thị trường miền Trung. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu để tăng doanh số.

Tuy nhiên, theo đánh giá của SSI Research, năm 2023 sẽ ghi nhận tăng trưởng của ngành dược bị hạn chế, lợi nhuận có thể ghi nhận mức thấp hơn trong bối cảnh suy thoái kinh tế có thể làm đình trệ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe.

IMP cũng là một trong số các công ty dược phẩm lớn đang trong cuộc đua về nâng cấp chất lượng thông qua mục tiêu đạt tiêu chuẩn EU GMP cho các cơ sở sản xuất. Nếu thành công, các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn EU GMP sẽ được xét vào nhóm thuốc chất lượng cao nhất trong đấu thầu ở bệnh viện công (nhóm 1).

Thêm vào đó, các công ty trong nước hy vọng sẽ đấu thầu được sản phẩm với giá cao hơn trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều loại thuốc nhập khẩu thuộc nhóm này. SSI Research dự phóng lợi nhuận ròng của IMP có thể tăng trưởng 12% trong năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

  • Lâm Đồng: Thúc đẩy ngành dược liệu phát triển

    Lâm Đồng: Thúc đẩy ngành dược liệu phát triển

    07:01, 18/02/2023

  • Cổ phiếu ngành dược phẩm

    Cổ phiếu ngành dược phẩm "sau cơn mưa" trời lại sáng

    05:13, 19/01/2023

  • Giải pháp thúc đẩy số hóa ngành dược

    Giải pháp thúc đẩy số hóa ngành dược

    09:54, 09/11/2022

  • Doanh nghiệp ngành dược cần đẩy mạnh chuyển đổi số để chống hàng giả, hàng nhái

    Doanh nghiệp ngành dược cần đẩy mạnh chuyển đổi số để chống hàng giả, hàng nhái

    14:05, 22/09/2022

  • Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng

    Ngành Dược Việt Nam phát triển vẫn chưa đạt được kỳ vọng

    11:12, 05/07/2022

ĐÌNH ĐẠI