Thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ, gánh nặng nợ vay của GMD có giảm?
Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng, khả năng khi Công ty Cổ phần Gemadept - GMD - thoái vốn thành công tại cảng Nam Hải Đình Vũ, gánh nặng nợ vay của GMD sẽ khác đi.
“Rã băng” thoái vốn Nhà nước
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/4, cổ phiếu GMD chốt mức giá cao nhất trong 03 tháng đầu năm tại 53.800 đồng/cp với khối lượng giao dịch đạt hơn 1,2 triệu cổ phiếu. Được biết, cuối năm 2022, GMD đã thông qua kế hoạch thoái vốn 85% cổ phần tại cảng Nam Hải Đình Vũ. Đây là một trong những cảng chính của GMD ở khu vực phía Bắc với sản lượng gần 600.000 TEUs/năm.
Cảng Nam Hải Đình Vũ bắt đầu hoạt động vào năm 2014 và là bến cảng thứ hai của GMD tại Hải Phòng. Cảng này nhanh chóng trở thành một trong 3 bến cảng hàng đầu tại Hải Phòng về khối lượng xếp dỡ. Nam Hải Đình Vũ có hai bến với chiều dài 450m, bãi container rộng 20 ha, công suất xếp dỡ hàng năm đạt 550 nghìn TEU/năm. Năm 2021, cảng đã khai thác 100% công suất với doanh thu đạt 647 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 212 tỷ đồng. Nam Hải Đình Vũ chiếm 50% tổng sản lượng xếp dỡ của tất cả các cảng GMD tại Hải Phòng và chiếm 10% thị phần của khu vực cụm cảng Hải Phòng.
Trong năm 2021, cảng Nam Hải Đình Vũ đạt doanh thu gần 650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 212 tỷ đồng và đã hoạt động gần như 100% công suất. Khi thoái vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ, GMD có thể ghi nhận lợi nhuận đột biến từ bán tài sản. Mặc dù chưa có thông tin chính xác về mức giá bán nhưng các chuyên gia ước tính GMD có thể thu về khoảng hơn 2.000 tỷ đồng và ghi nhận lợi nhuận đột biến cho doanh nghiệp.
Đánh giá từ tác động của giao dịch thoái vốn, các chuyên gia SSI cho rằng, dù giá trị giao dịch vẫn chưa được tiết lộ nhưng SSI vẫn có thể đưa ra một số kịch bản quanh thương vụ với kết quả kinh doanh của GMD. Trong kịch bản cơ sở, với ước tính lợi nhuận sau thế cả năm của Nam Hải Đình Vũ đạt khoảng 200 tỷ đồng và sử dụng P/E mục tiêu là 10 lần, SSI kỳ vọng giá trị giao dịch có thể xấp xỉ 2.000 tỷ đồng, tương đương mức P/B là 2,6 lần. Như vậy, GMD có thể ghi nhận khoản lợi nhuận 1.200 tỷ đồng trong năm 2023.
Việc thoái vốn có thể ảnh hưởng đến 50% sản lượng bốc xếp tại Hải Phòng của GMD. Tuy nhiên, SSI lưu ý rằng hàng hóa có thể sẽ luân chuyển giữa các cảng, tạo ra sự cạnh tranh cao giữa các nhà khai thác cảng tại Hải Phòng, nơi đã tồn tại tình trạng dư thừa nguồn cung trong nhiều năm qua. GMD là doanh nghiệp khai thác cảng tư nhân lớn nhất Việt Nam, được đánh giá cao sau khi thành lập cảng nước sâu Gemalink. GMD có thể duy trì cơ sở khách hàng và sản lượng hàng lớn khi chuyển sang cảng Nam Hải Đình Vũ.
Giai đoạn 1 của cảng Nam Hải Đình Vũ đang hoạt động với 80% công suất và giai đoạn 2 của cảng này đang trong quá trình xây dựng, và dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong quý 2/2023. Mỗi giai đoạn của cảng được thiết kế để xử lý 500 nghìn TEU/năm. SSI cho rằng cảng Nam Hải Đình Vũ có thể được hưởng lợi chính từ việc GMD thoái toàn bộ vốn khỏi cảng. Số tiền thu được từ việc thoái vốn nhiều khả năng sẽ được dùng để đầu tư vào giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của Nam Hải Đình Vũ và giai đoạn 2 của cảng Gemalink, đồng thời sẽ giúp giảm gánh nặng nợ vay cho GMD.
Theo đó SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2023 của GMD có thể dao động trong khoảng 1,9~2,9 nghìn tỷ đồng. Với giá trị giao dịch thoái vốn 2 nghìn tỷ đồng thì và giá mục tiêu 1 năm cổ phiếu GMD đạt được là 57.400 đồng/cổ phiếu.
Thực thế cho thấy, ngành cảng biển sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023 do suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng hàng hóa và container cập cảng. Thoái vốn tại Nam Hải Đình Vũ giúp GMD ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến và cải thiện tính hình tài chính hiện nay. GMD sẽ có thêm nguồn lực để hoàn thiện dự án cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 và Gemalink giai đoạn 2 mà không cần huy động thêm vốn vay. Hiện nay cảng Nam Hải Đình Vũ giai đoạn 2 đang trong quá trình xây dựng và có thể vận hành với công suất khoảng 500.000 TEUs/năm...
Có thể bạn quan tâm