Nguồn lực cho doanh nghiệp phục hồi: Tích lũy nội lực
Trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp cũng xem đây là cơ hội để “đi chậm lại”, tích lũy nội lực hoặc thực hiện các thương vụ M&A nhằm tăng cường nền tảng, đón bắt thời điểm phục hồi tốt nhất.
>> Phúc Sinh Group ký kết và triển khai dự án SAP
Dĩ nhiên, chỉ có những doanh nghiệp còn tiền mới có thể chọn thời điểm khó khăn để thực hiện các thương vụ mà lợi thế sẽ nghiêng về bên mua với khả năng đàm phán, định giá tài sản rẻ hơn.
Khó khăn chính là thời cơ để M&A giá rẻ
Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) mới đây đã thông báo đã hoàn tất giai đoạn 1 mua 25% cổ phần từ Công ty sở hữu thương hiệu Thọ Phát. Đây là thương hiệu ra đời từ năm 1987, được nhận biết trên mọi kênh bán hàng truyền thống, hiện đại và cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 tấn sản phẩm mỗi năm.
Việc nâng tỷ lệ sở hữu theo lộ trình mục tiêu từ 25%, lên 51% và hướng tới tối đa 70%, một lần nữa cho thấy độ “cao tay” của anh em nhà sáng KIDO Trần Lệ Nguyên. Ông cho biết “việc đầu tư để nắm quyền chi phối doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Thọ Phát là một trong những chiến lược quan trọng của KIDO trong việc tiếp tục mở rộng danh mục thực phẩm và trở thành một trong những Tập đoàn thực phẩm thiết yếu hàng đầu tại Việt Nam”.
Trong khi đó, nhiều ông lớn “mạnh vì gạo” cũng không để lỡ thời cơ tốt cho M&A phía bên mua. Tập đoàn Hóa Chất Đức Giang hồi đầu năm đã chi hơn 135 tỷ để sở hữu chi phối doanh nghiệp pin Tibaco, và dự kiến chi tiếp hơn 600 tỷ cho thương vụ sẽ hoàn tất ngay quý 2 này với Phốt Pho 6. Qua các thương vụ để thực hiện chiến lược xây chuỗi chế biến sâu thay vì chỉ là ông lớn ngành đầu bán hóa chất.
Ở lĩnh vực bất động sản, khi nhiều nhà phát triển dự án đuối dòng tiền, cần bán tài sản để đảm bảo thanh khoản, trả nợ trái phiếu, duy trì doanh nghiệp... thì đây cũng là thời cơ của các ông chủ mới. Nhiều thương vụ không được đặt trên “mặt bàn” khi các bên giao dịch đều không muốn công bố đã và đang diễn ra, ghi nhận cho thấy đã có chủ đầu tư sang tay chuỗi khách sạn với nhiều thương hiệu khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn phía Nam. Cái giá tất nhiên, khó có thể “ép” bên mua trong thế có quá nhiều tài sản cùng loại cũng đang công khai chào bán.
>> SÁCH HAY CUỐI TUẦN: “Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram”
Thời điểm đầu tư vượt khó
Với mong muốn trở thành doanh nghiệp tiên phong số hóa trong ngành nông nghiệp, Phúc Sinh Group vừa ký kết với công ty SAP và ATS Việt Nam triển khai dự án giải pháp SAP Analytics Cloud (SAC): Công nghệ mới cho hệ thống Lập kế hoạch kinh doanh & Báo cáo quản trị thông minh. Chủ tịch kiêm CEO Phúc Sinh, ông Phan Minh Thông cho biết đây chính là thời điểm tốt nhất và “không thể muộn hơn” để Phúc Sinh Group thêm bước tiến trong hành trình đầu tư công nghệ.
Thực tế của Phúc Sinh cho thấy không chỉ năm 2023 khi thị trường xuất khẩu - thị trường chính của Tập đoàn suy giảm đơn hàng; hay nội địa cũng giảm chi tiêu trong bối cảnh K Coffee của Phúc Sinh vẫn đầu tư sản phẩm cà phê B2C tới tay người dùng, Công ty này mới dám mạnh dạn đầu tư thêm. Những năm Covid-19, trong khó khăn, Phúc Sinh vẫn tung ra cả sản phẩm mới về tiêu xanh, kế đó là app bán hàng KPhucsinh và lên kệ TMĐT; nhờ đó, tiếp tục giữ vững tăng trưởng vượt trội.
Tất nhiên trong lúc này, rất nhiều doanh nghiệp khó khăn, nghĩ đến mục tiêu giữ được doanh nghiệp, vận hành đầy đủ còn khó, nói gì đến đầu tư. Tuy vậy, cũng chính khó khăn, đã “cảnh tỉnh” doanh nghiệp xốc lại bài học quản trị. Theo bà Kao Huy Phương, Phó giám đốc ABC Bakery, chính khó khăn như Covid-19 đã khiến Công ty phải lập kế hoạch quỹ dự trữ tài chính, để phòng những lúc “thất bát”, biến động thị trường.
Cùng một nhận định từ thực tế đến chiến lược doanh nghiệp, TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia Kinh tế cho rằng, việc tích lũy nội lực, nguồn lực để sẵn sàng đón chờ cơ hội phục hồi, không có nghĩa doanh nghiệp không có tiền không làm được. Nếu doanh nghiệp có tiền thì đây là cơ hội không để tài sản tốt “chảy ra ruộng ngoài”. Còn doanh nghiệp đang kẹt đơn hàng, thiếu vốn, thì những tính toán để giữ đơn hàng kể cả đơn hàng “hòa vốn” miễn sao giữ được dây chuyền sản xuất tiếp tục chạy, trả được lương cho người lao động, giữ được nhân công, tiếp tục giữ bạn hàng… là những hướng mà doanh nghiệp khó cần tính và chấp nhận trong thời “giáp hạt”. Qua được giai đoạn khó khăn thì vẫn còn nền tảng sản xuất, còn nhân lực, tức còn nội lực để đi lên.
Có thể bạn quan tâm
Cung tiền và thúc đẩy đầu tư
01:33, 19/06/2023
Vận hành sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp: Cơ hội cho nhà đầu tư
01:00, 18/06/2023
Chuyển đổi số tạo lợi thế cho doanh nghiệp thu hút đầu tư
15:34, 15/06/2023
Năng lượng gió vô hạn nhưng nguồn lực đầu tư hữu hạn
22:19, 14/06/2023
Nhà đầu tư chốt lời, vàng giảm giá mạnh
11:30, 14/06/2023