Tăng khả năng hấp thụ vốn

Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia tài chính 12/08/2023 12:00

Nhiều ý kiến cho rằng cần có các giải pháp khai mở thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới thực sự có nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh.

 Chỉ số PMI tháng 7 tăng lên mức 48,7 điểm, cho thấy các chính sách hỗ trợ đang bắt đầu phát huy tác dụng. Nguồn: S&P Global.

Chỉ số PMI tháng 7 tăng lên mức 48,7 điểm, cho thấy các chính sách hỗ trợ đang bắt đầu phát huy tác dụng. Nguồn: S&P Global.

>>>Thận trọng điều hành chính sách tăng - giảm lãi suất

>>> Thông tư 06/2023/TT-NHNN tác động đến thị trường tín dụng ra sao?

Đây là điều tất yếu trong nền kinh tế có độ mở lớn, sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo phụ thuộc rất lớn vào thị trường bên ngoài. 

Song nếu nhìn các nền kinh tế lớn ứng phó với khó khăn khi toàn cầu suy thoái nhu cầu, người dân thắt lưng buộc bụng chi tiêu, chính phủ hoặc ứng phó với lạm phát cao (như Mỹ) hoặc ứng phó với suy giảm tăng trưởng (như Trung Quốc), vẫn có “điểm chung” là dựa vào động cơ tăng trưởng từ chi tiêu tiêu dùng trong nước, chúng ta sẽ thấy cần sự kích thích phục hồi và đẩy mạnh đà tăng trưởng trước hết đều phải đi từ nội địa.

Theo đó, với sự hấp thu nguồn hàng hóa, tiêu dùng nội địa bao gồm các tiêu dùng dài hạn như nhà ở, ô tô; đi cùng sẽ là các chính sách nhằm nâng cao năng lực của khối doanh nghiệp tư nhân trong nước bằng các nguồn vốn, các hỗ trợ cụ thể, là động lực cho tăng trưởng. 

Trở lại với mục tiêu, định hướng xây dựng các chính sách phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu với cơ cấu thị trường và sản phẩm xuất khẩu ổn định, bền vững; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng… Đây chắc chắn là định hướng chiến lược lâu dài và liên tục của nền kinh tế Việt Nam, trên cơ sở chúng ta đang có vị thế tốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu và vẫn đang được xem là “công xưởng mới” thay cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn về sức cầu như hiện nay, việc giữ được thị trường cũ đã khó, thì “làm” mới, khai mở được thị trường càng khó hơn, cần nhiều thời gian và tính chủ động không cao, chưa kể doanh nghiệp ta chưa có sự sẵn sàng ngay để vượt những hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn xanh; qua đó sản phẩm hàng hóa không đáp ứng sẽ bị hạ giá.

Vì vậy, song song với mũi nhọn xuất khẩu, rất cần hướng các nhà sản xuất và cả tiêu dùng nội địa hoặc thúc đẩy sản xuất vận hành nội địa ngay lúc này, sẵn sàng cho việc đón đúng điểm rơi của nhu cầu bên ngoài phục hồi.

Lưu ý hiện tại triển vọng kinh doanh tuy chưa hứa hẹn thay đổi hoàn toàn trạng thái sức cầu, song qua chỉ số PMI tháng 7/2023 tăng 48,7 điểm, so với mức 46,2 điểm của tháng 6, cho thấy các chính sách hỗ trợ đang bắt đầu phát huy tác dụng. Những chính sách mạnh và uyển chuyển, đúng hướng sẽ càng gia tăng hiệu lực cao.

Nói riêng về tiền tệ, NHNN đã mở room tín dụng. Vì vậy việc hỗ trợ cải thiện cầu hấp thụ vốn lúc này trước hết cần thực hiện đúng yêu cầu Thủ tướng là rà soát lại các điều kiện cho vay thuận lợi, kiểm soát được và hiệu quả, bao gồm kiểm soát lãi vay cho doanh nghiệp, người dân. Nếu khơi thông tín dụng đúng định hướng và đúng tiêu chí giá vốn hỗ trợ vào sản xuất, sẽ giúp phục hồi tâm lý tiêu dùng, kích thích lại động lực sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Apple và tham vọng mở rộng thanh toán tại Việt Nam với Apple Pay

    Apple và tham vọng mở rộng thanh toán tại Việt Nam với Apple Pay

    09:22, 12/08/2023

  • Thông tư 06/2023 có siết vốn vào bất động sản?

    Thông tư 06/2023 có siết vốn vào bất động sản?

    05:00, 12/08/2023

  • SeABank và Solv Việt Nam ký kết hợp tác giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn trên nền tảng số

    SeABank và Solv Việt Nam ký kết hợp tác giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn trên nền tảng số

    14:30, 11/08/2023

Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia tài chính