Khơi dòng tài chính xanh: “Định danh” trái phiếu xanh
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia ngân hàng, tại Việt Nam, hiện trái phiếu xanh về bảo vệ môi trường chưa có nhiều.
>>>“Bùng nổ” tín dụng xanh, trái phiếu xanh
Theo đó, ông cho rằng tại Việt Nam, mới chỉ có 3 doanh nghiệp phát hành trái phiếu (TP) xanh với số lượng phát hành rất khiêm tốn. Đó là chưa kể không biết có bao nhiêu nhà đầu tư đã mua loại trái phiếu này.
Nhầm lẫn khái niệm
Nếu chỉ nhìn tức góc độ của doanh nghiệp phát hành TP, đây trước hết có lẽ là vấn đề về mặt thông tin, công bố và minh bạch thông tin; cũng như, là vấn đề về mặt “định danh” xanh.
Trên thực tế, xét từ thuật ngữ, TP xanh “green bond”, đã được xác định là “là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, hoặc doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án xanh, dự án bền vững với môi trường và thúc đẩy chuyển sang một nền kinh tế ít khí thải. Các TP này được ban hành kèm theo các điều khoản đặc biệt về cơ chế trả nợ, truy đòi hoặc miễn truy đòi từ tổ chức phát hành”; song vẫn nói riêng tại Việt Nam, vẫn có sự “nhầm lẫn” nhất là xuất phát từ thông tin của các doanh nghiệp phát hành TP huy động vốn cho dự án xanh hoặc doanh nghiệp có chức năng hoạt động, dự án trùng mục đích này.
Chẳng hạn, theo thống kê của TS Nguyễn Trí Hiếu với 3 doanh nghiệp có phát hành TP xanh (đã được công bố đúng loại “green bond” có lẽ là Vingroup (Vinfast và Vinpearl), BIM Land, EVN Finance). Nhưng chúng ta có thể điểm ra nhiều tên tuổi và các dự án hướng đến chuyển đổi xanh huy động trái phiếu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo - một lĩnh vực có tính thúc đẩy chuyển sang một nền kinh tế ít khí thải trực tiếp nhất, hoặc vận tải khác.
Ghi nhận của Tổ chức sáng kiến TP khí hậu (Climate Bonds Initiatives - CBI) và Ngân hàng HSBC tại báo cáo định kỳ ASEAN Sustainable Finance 2021, Việt Nam là quốc gia có lượng phát hành tăng trưởng mạnh mẽ trong top 2 (trong nhóm 6 quốc gia ASEAN) ở mảng nợ xanh, xã hội và bền vững (GSS). Hay năm 2022, Việt Nam có các khoản vay (xanh và liên kết bền vững) được phát hành trong giai đoạn với 5 giao dịch đến từ các nhà phát hành khác nhau…
Ngoài ra, cũng đã và đang có những băn khoăn, chẳng hạn các doanh nghiệp lĩnh vực năng lượng tái tạo, phát hành TP doanh nghiệp để phục vụ hoạt động doanh nghiệp, thì mặt nào đó có nên được gọi là trái phiếu xanh không; hay làm thế nào để xác định là một công ty xanh - green-washing (giả xanh - tức là các công ty tạo cho mình vẻ ngoài có trách nhiệm hơn thực tế)...
>>>Khơi dòng tài chính xanh: Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
Minh bạch thông tin
Vì vậy, sự “định danh” cũng như minh bạch, công bố thông tin một cách đầy đủ từ phía các nhà phát hành, thậm chí như TS Nguyễn Trí Hiếu nêu, rất cần được biết “có bao nhiêu nhà đầu tư đã mua loại TP xanh”; hay xa hơn, doanh nghiệp cần giải quyết được đầy đủ các vấn đề gồm “Sử dụng vốn thế nào, cho công trình dự án gì; Dự án đó phải được thẩm định chặt chẽ; Các nhà phát hành phải cho nhà đầu tư biết việc quản lý dòng vốn để có nguồn trả nợ cho trái phiếu như thế nào; Báo cáo từ nhà phát hành, công ty kiểm toán, công ty chức năng thật minh bạch”…
Nếu đạt được như vậy, sẽ có ý nghĩa lớn với thị trường. Vì điều đó không chỉ tăng thêm giá trị với nhà phát hành, dự án, mà còn với người mua. Sự minh bạch sẽ thúc đẩy, lan tỏa niềm tin, tạo “sóng” cho thị trường TP xanh chuyển động mạnh mẽ hơn, nhất là chuyển động trên thị trường nội địa.
Mở rộng ra ngoài TP xanh, nhấn mạnh yếu tố minh bạch nhìn từ cơ quan quản lý thị trường, tại một hội thảo mới đây, ông Hoàng Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính được giao xây dựng thị trường carbon. “Tham vọng của Bộ Tài chính, bằng hạ tầng chứng khoán Việt Nam, chúng ta sẽ tiến thẳng lên thị trường hiện đại, trao đổi tự động, hiện việc này chỉ một số nước làm được. Chúng tôi cố gắng tạo môi trường công khai minh bạch rõ ràng nhất để trao đổi trên đó”.
Chúng ta đã có thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đặc biệt có sàn giao dịch TP riêng lẻ vận hành vào tháng 7 vừa qua. Doanh nghiệp trong khi còn đang rất “loay hoay” với câu chuyện “tín chỉ carbon”, thì phần nào đã quen với trái phiếu và bước đầu là TP xanh. Vậy nên chăng, không còn sớm, đã đến lúc song song với thị trường carbon, rất cần có thị trường phát hành TP xanh chuyên biệt?
Có thể bạn quan tâm
Tài chính xanh trong Khung chiến lược tăng trưởng xanh của TP HCM
11:00, 06/09/2023
Tài chính xanh và phát triển bền vững (kỳ 2): Giải pháp tại vùng Đông Nam Bộ
05:25, 27/07/2023
Cần thiết xây dựng và phát triển thị trường tài chính xanh
05:20, 20/05/2023
Giải pháp thu hút đầu tư tài chính xanh cho châu Á
11:08, 18/04/2023
Tài chính xanh và công nghệ blockchain đưa phát thải ròng về 0
09:31, 09/01/2023