GVR “giật lùi”
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP ( HoSE: VGR) đang đứng trước tình huống mà không ít “ông lớn” gặp phải là tổng tài sản quá lớn nhưng thu nhập còn khiêm tốn.
>>>Cổ phiếu GVR có hưởng lợi từ diện tích KCN cao su được mở rộng?
Việc hoàn thành chỉ tiêu năm 2023 của GVR sẽ phải trông chờ vào tín hiệu phục hồi giá cao su và nhu cầu, đặc biệt nhu cầu từ Trung Quốc.
Tác động giá bán và tỷ giá
GVR có thế mạnh và nguồn lực lớn về đất đai để phát triển trồng rừng nguyên liệu với quy mô 394.782,05 ha, trong nước chiếm phần lớn với hơn 280 ha và nước ngoài hơn 112 ha. Dù mở rộng các lĩnh vực theo hướng tận dụng lợi thế sẵn có, nhưng doanh thu chính của GVR vẫn phụ thuộc vào các sản phẩm chính là mủ, gỗ cao su.
Theo BCTC quý 2/2023 của GVR, doanh nghiệp đạt 4.272 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022. Với giá vốn mủ cao su tăng nhưng tổng giá vốn lại giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022, nên lợi nhuận gộp giảm 35% xuống còn 969 tỷ đồng. Các doanh thu từ hoạt động tài chính, lãi công ty liên kết đều giảm khiến lợi nhuận quý 2 của GVR chỉ đạt 717 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo GVR, lợi nhuận quý 2 sụt giảm do giá bán các loại mủ cao su giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá nhiều mặt hàng đầu vào tăng mạnh, làm giảm lợi nhuận gộp. Ngoài ra, các đơn vị có các dự án đầu tư tại Lào trích lập dự phòng suy giảm giá trị đầu tư do sự suy giảm giá trị của đồng Kip Lào.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của GVR đạt 8.407 tỷ đồng, giảm 19% so với mức 10.455 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của đạt 1.472 tỷ đồng, giảm 41%.
>>>8 dự án khu công nghiệp đang gấp rút triển khai, GVR sẽ sớm hưởng lợi
Còn triển vọng khu công nghiệp?
Trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm để giúp GVR luôn có lợi nhuận ở mức phù hợp, GVR mở rộng ngành kinh doanh cho thuê khu công nghiệp (KCN), hạ tầng, công nghiệp sản xuất…
1.472 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm nay của GVR, giảm 41% so với cùng kỳ 2022.
Riêng mảng “nương tựa” quỹ đất cao su và chuyển đổi, đầu tư vào các công ty con cũng có lợi thế mảng này, đã giúp GVR thông qua 10 đơn vị để hoạt động sâu trong lĩnh vực hạ tầng KCN như Nam Tân Uyên, Tân Bình, Long Khánh, Bắc Đồng Phú, Dầu Giây, Rạch Bắp, Thống Nhất, GVR Long Thành, Bình Long, Chí Linh...
Tại cuối 2022, theo GVR, các KCN đã góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận rất lớn cho Tập đoàn này. Tập đoàn và các đơn vị đang thực hiện thủ tục đầu tư và mở rộng thêm diện tích 1.734.53 ha, nâng tổng diện tích các KCN lên 5.666 ha.
Tuy nhiên, tại ĐHĐCĐ 2023, GVR cũng cho biết hiện đang tập trung vào 8 dự án chuyển đổi đất KCN với tổng diện tích khoảng 2.900 ha. Ngoài ra, Ban lãnh đạo GVR lên kế hoạch chuyển đổi khoảng 40.000 ha đất cao su trong giai đoạn 2023-2030, thực hiện mục tiêu tham vọng trở thành ông lớn ngành BĐS KCN.
Các mục tiêu này thuộc về tương lai xa, còn ngắn hạn mảng này của GVR hiện chưa ghi nhận nhiều đột biến. Trong kế hoạch kinh doanh 2023, Lãnh đạo GVR cũng xác định mảng BĐS KCN hoạt động khá thuận lợi, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, chia cổ tức về cho Công ty cao nhưng quy mô nhỏ và hiện nay cơ bản đã hết quỹ đất sạch để cho thuê nên việc gia tăng nguồn thu, tạo đà tăng trưởng đột biến trong năm kế hoạch sẽ rất khó khăn.
Trở lại trước mắt, cũng chính vì không có đột biến ở mảng BĐS KCN, trong khi mảng hoạt động lõi đều lại gặp khó vì biến động giá hàng hóa, nên trong 6 tháng đầu năm 2023, GVR chỉ hoàn thành 30% kế hoạch về doanh thu và 34% kế hoạch về lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm
Cổ phiếu nào nổi bật trong nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp cuối năm?
13:26, 06/10/2023
Thái Bình: Hướng phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh thân thiện môi trường
02:10, 03/10/2023
Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc nỗ lực thực hiện mục tiêu 2030
15:48, 30/09/2023
Cần chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp
03:00, 20/09/2023
Xây dựng Khu công nghiệp sinh thái: Cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các Bộ
12:00, 30/09/2023