Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc nỗ lực thực hiện mục tiêu 2030

NGUYỄN MINH 30/09/2023 15:48

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, BQLKCNC Vĩnh Phúc không ngừng phấn đấu góp phần hiện thực hoá mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Phúc trở thành đô thị loại 1, hạt nhân vùng kinh tế phía Bắc...

Khi mới thành lập tỉnh, Vĩnh Phúc chỉ có 01 KCN Kim Hoa với diện tích giai đoạn 1 - 50 ha, sau 25 năm, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển 19 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 5.487,31 ha.

Khi mới thành lập tỉnh, Vĩnh Phúc chỉ có 01 KCN Kim Hoa với diện tích giai đoạn 1 - 50 ha, sau 25 năm, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển 19 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 5.487,31 ha.

>>>Vĩnh Phúc: “Mở” chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực cơ khí, ô tô, xe máy

Tại hội thảo thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư và gặp mặt kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (29/9/1998-29/9/2023), ông Hà Đình Nhã, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp (BQLCKCN) Vĩnh Phúc cho biết: Khi mới thành lập tỉnh, Vĩnh Phúc chỉ có 01 KCN Kim Hoa với diện tích giai đoạn 1 - 50 ha, sau 25 năm, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển 19 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 5.487,31 ha.

Tạo được lợi thế cạnh tranh

Tuy nhiên, đến nay, Vĩnh Phúc đã có 08 KCN đi vào hoạt động, gồm các KCN: Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Bá Thiện, Bình Xuyên II (giai đoạn 1), Bá Thiện II, Tam Dương II - khu A, Thăng Long Vĩnh Phúc, trong đó cơ bản các KCN hoạt động đều đã được lấp đầy bởi các dự án đầu tư thứ cấp.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và các quy định pháp luật mới liên quan, BQLCKCN) đã xây dựng phương án phát triển hệ thống KCN tích hợp vào nội dung của quy hoạch chung tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

“Nội dung này tỉnh Vĩnh Phúc đang trong giai đoạn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo dự thảo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050,  đến năm 2050, Vĩnh Phúc sẽ bổ sung thêm 8 KCN (nâng tổng số KCN trên địa bàn tỉnh là 27 KCN) với tổng quy mô sử dụng đất là 10.000 ha” ông Nhã nói.

Đáng nói, BQLCKCN đã luôn chủ động, tìm kiếm và trực tiếp tham gia nhiều cuộc xúc tiến đầu tư nước ngoài với tỉnh nhằm giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh nói chung và của các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng với các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài; trực tiếp làm việc với nhiều đối tác; các Đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc (Đài Loan), Hoa kỳ, Ấn Độ và Singapore… đến tìm hiểu môi trường, cơ hội đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, chủ động kết nối với các tổ chức tư vấn đầu tư quốc tế, các tổ chức đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp các khu vực (Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á…và HHDN và các công ty tư vấn đầu tư trong và ngoài nước, tiếp cận trực tiếp để mời gọi các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, công nghệ tiên tiến đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp và các công ty đa quốc gia...

Theo dự thảo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050,p/đến năm 2050, Vĩnh Phúc sẽ bổ sung thêm 8 KCN (nâng tổng số KCN trên địa bàn tỉnh là 27 KCN) với tổng quy mô sử dụng đất là 10.000 ha

Theo dự thảo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, đến năm 2050, Vĩnh Phúc sẽ bổ sung thêm 8 KCN (nâng tổng số KCN trên địa bàn tỉnh là 27 KCN) với tổng quy mô sử dụng đất là 10.000 ha

Với những nỗ lực đó, đã có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư vào các KCN của tỉnh, trong đó có các đối tác là cácTập đoàn lớn vào đầu tư như: Sumitomo, Honda, Toyota, Piaggio, Foxconn, Compal… Các dự án, các doanh nghiệp đầu tư đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, quy mô, cơ cấu và chất lượng” ông Nhã dẫn chứng.

Từ chỉ có 16 dự án đầu tư, trong đó có 5 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư là 20,2 tỷ đồng và 11 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư là 270,9 triệu USD. Đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 468 dự án đầu tư, gồm 107 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 32.454,25 tỷ đồng và 361 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6.266,94 triệu USD.

Có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trong các KCN, gồm: Hàn Quốc (183 dự án), Nhật Bản (49 dự án), Trung Quốc (41 dự án), Đài Loan (41 dự án), Thái Lan (10 dự án), Samoa (7 dự án) Singapore (6 dự án), Ấn Độ (5 dự án), CH SEYCHELLES (5 dự án), British Virgin Islands (04 dự án), Mỹ (02 dự án), Pháp (01 dự án), Hà Lan (01 dự án), Thụy Điển (01 dự án), Tây Ban Nha (01 dự án), Indonesia (01 dự án), Belize (01 dự án)....

Hàng năm, đóng góp của các doanh nghiệp trong KCN chiếm khoảng 60%-65% giá trị sản xuât công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu chiếm 60-65% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, nộp ngân sách chiếm 30-35% tổng thu ngân sách toàn tỉnh và nếu tính cả Công ty Honda trong KCN Kim Hoa thì nộp ngân sách của các các doanh nghiệp là 75-80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; tạo việc làm cho trên 120.000 lao động.

Tính đến hết tháng 8/2023, trong các KCN có 394 dự án thứ cấp đang hoạt động sản xuất kinh doanh (328 dự án FDI và 66 dự án đầu tư trong nước), chiếm  87,17% tổng số dự án đầu tư, còn lại có 58 dự án đang tiến hành lắp đặt máy móc thiết bị nhà xưởng. Vốn giải ngân của các dự án hàng năm tăng mạnh, đến nay, tỷ lệ vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 60%, của các dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) đạt 50% tổng vốn đăng ký.

Song song đó, Vĩnh Phúc đi tiên phong thực hiện CCHC theo cơ chế “Một cửa, một đầu mối”, BQLCKCN được UBND tỉnh chọn lựa là cơ quan đầu mối trong công tác thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ về xúc tiến đầu tư, hướng dẫn, giúp đỡ các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về đầu tư. 25 năm qua, các nhà đầu tư khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại BQLCKCN đều được rút ngắn 2/3 thời gian theo quy định, được các nhà đầu tư đánh giá cao...

Mặt khác, BQLCKCN thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số hài lòng của doanh nghiệp; cải thiện các chỉ số PCI, PAPI,... Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với sự phục vụ của công chức của Ban tại Trung tâm hành chính công tỉnh luôn đạt kết quả cao.

“Kết quả CCHC của Ban đã góp phần vào cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đưa tỉnh Vĩnh Phúc liên tục đứng đầu trong Top 10 của cả nước” ông Nhã dẫn chứng.

“Rào cản” cần hoá giải

Bên cạnh những thành quả đã đạt được, ông Nhã cho rằng: Hoạt động của BQLCKCN còn gặp không ít khó khăn do hệ thống pháp luật, chính sách quy định về chức năng, nhiệm vụ của BQLCKCN mới chỉ dừng lại ở Nghị định (chưa được nâng lên thành Luật KCN), nên một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn còn có những hạn chế và bị chi phối bởi một số Luật chuyên ngành khác, gây khó khăn, vướng mắc...

Các doanh nghiệp FDI chưa thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chuỗi sản xuất có tính liên kết...

Khu công nghiệp Bình Xuyên chú trọng vào vấn đề môi trường

Khu công nghiệp Bình Xuyên chú trọng vào vấn đề môi trường

>>>Vĩnh Phúc luôn là điểm đến uy tín với các nhà đầu tư

Để hoá giải những “rào cản” trên cũng như hiện thực hoá mục tiêu của tỉnh đến 2030, Vĩnh Phúc trở thành đô thị loại 1, hạt nhân trong vùng kinh tế phía Bắc Việt Nam. Là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Vùng thủ đô Hà Nội và cả nước.

Ông Hà Đình Nhã bộc bạch: Các KCN tỉnh Vĩnh Phúc rất cần các dự án sản xuất các sản phẩm công nghệ, chất lượng cao (thay vì chỉ lắp ráp và gia công như hiện nay) với tỷ suất đầu tư lớn đến từ các Tập đoàn kinh tế danh tiếng, các đối tác đầu tư khu vực Châu Âu, Châu Mỹ có các sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thân thiện môi trường, có tác động lan tỏa, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn thuộc các ngành: Công nghiệp cơ khí, ô tô; công nghiệp hỗ trợ ô tô; công nghiệp điện tử công nghệ cao, viễn thông, công nghiệp chế biến thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng; các dự án xây dựng phát triển hạ tầng KCN chuyên biệt, tạo kết nối và liên kết cụm ngành; các dự án xử lý nước thải, rác thải công nghiệp và sinh hoạt.

Theo đó, thời gian tới BQLCKCN sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN đã lập, tập trung đầu tư xây dựng KCN ở những vùng, những địa bàn có đầy đủ điều kiện và lợi thế phát triển; không phát triển dàn trải cho tất cả các địa bàn huyện, thành phố của tỉnh, theo hướng phát triển các KCN chuyên sâu, mô hình KCN mới phù hợp với Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính Phủ.

Cùng với đó, đẩy mạnh CCHC, nhất là việc áp dụng TTHC thông thoáng theo cơ chế “một cửa tại chỗ” tại BQLCKCN; Đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN theo hướng một cửa, một đầu mối và tương xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh...

Trước những giải pháp trên, ông Kazuki Hayashi đại diện công ty TNHH EXEDY Việt Nam mong muốn: “Với sự phát triển của Vĩnh Phúc, nhiều KCN mới được mở ra. Đặc biệt là KCN Thăng Long Vĩnh Phúc đi vào hoạt động đồng nghĩa với rất nhiều các nhà đầu tư từ Nhật Bản đã, đang và sẽ đầu tư vào Vĩnh phúc. Chúng tôi mong, lãnh đạo Vĩnh Phúc nói chung và BQLCKCN Vĩnh Phúc nói riêng sẽ tiếp tục tạo điều kiện để chúng tôi có thể tiếp tục phát triển sản xuất, góp phần đưa tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng đi lên”.

Là doanh nghiệp chuyên đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCCN, cho thuê nhà xưởng và xử lý nước thải, đại diện Công ty CP Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc tin tưởng, trong thời gian tới những khó khăn, thách thức sẽ được tỉnh cùng BQLCKCN từng bước tháo gỡ, đồng thời công ty tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, BQLCKCN, cùng các cơ quan của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Vĩnh Phúc: “Mở” chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực cơ khí, ô tô, xe máy

    04:00, 26/09/2023

  • Vĩnh Phúc luôn là điểm đến uy tín với các nhà đầu tư

    20:00, 25/09/2023

  • "Bệ đỡ" thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa Vĩnh Phúc khởi nghiệp sáng tạo

    13:01, 12/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc nỗ lực thực hiện mục tiêu 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO