Tín hiệu vốn vào “Câu lạc bộ tỷ đô”
Nếu như VPBank ghi nhận được “kỷ lục” tạm thời về giá trị bán vốn 1,5 tỷ USD, thì “câu lạc bộ M&A tỷ đô” được kì vọng có thêm nhiều thành viên mới.
>>> "Tin đồn rút tiền sớm là vô căn cứ”... SK bàn hợp tác lâu dài với Việt Nam
Một tín hiệu khá cụ thể là Ngân hàng Kasikornbank (KBank) của Thái Lan xem xét thỏa thuận mua lại Home Credit Vietnam, trong mục tiêu mở rộng kinh doanh tại khu vực ASEAN. Theo hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, thỏa thuận mua lại Home Credit Vietnam của KBank có thể sẽ có trị giá lên đến 1 tỉ USD.
Gần đây, bất chấp bán lẻ vẫn chưa hoàn toàn khởi sắc, có thông tin quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC, cùng một số tên tuổi Thái Lan đang tranh mua 20% cổ phần chuỗi Bách Hoá Xanh của Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG). Với thương vụ này, Bách Hoá Xanh được định giá ở mốc 1,7 tỷ USD. Người đại diện của Bách Hóa Xanh không phủ nhận thông tin trên nhưng từ chối nêu tên vì đã ký bảo mật thông tin với các nhà đầu tư quan tâm và sẽ có công bố thông tin khi thương vụ hoàn tất.
Ở một ông lớn bán lẻ khác, Quỹ đầu tư Bain Capital vừa đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group (HoSE: MSN). Masan Group cũng cho biết thêm, các nhà đầu tư khác nếu đang mong muốn đàm phán với Masan Group và tùy theo nhu cầu sử dụng vốn cũng như điều kiện thị trường, tập đoàn có thể tăng mức đầu tư lên đến 500 triệu USD…
Trong một diễn biến khác, một ông lớn đã đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam là SK Group, cũng đã có kế hoạch phân bổ dòng vốn. Thông tin trên tờ Money Today, báo Hàn, một quan chức cấp cao của SK cho biết: “Có thể có một số điều chỉnh danh mục đầu tư khi ngành công nghiệp Việt Nam phát triển, nhưng chúng tôi có kế hoạch củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong tương lai. Ví dụ, Tập đoàn Masan là đối tác chiến lược quan trọng và chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách hợp tác từ một tầm nhìn dài hạn". "Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục tìm hiểu".
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Chủ tịch FIDT nhận định, làn sóng FDI bùng nổ thời gian qua đã củng cố thêm quan điểm triển vọng ổn định kinh tế Việt Nam cùng với các chính sách kêu gọi đầu tư hiệu quả.
Theo ôn Tuấn, với lượng thu hút USD ồ ạt như hiện nay, cùng với kỳ vọng dòng vốn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, sẽ tạo điều kiện thu hút USD lý tưởng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định tình hình tỷ giá trong trung và dài hạn, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn đầu tư mới quốc tế ngày càng khan hiếm trong môi trường lãi suất cao kỷ lục.
Vốn ngoại với tầm nhìn dài hạn, theo chuyên gia Đỗ Thanh Năm, cũng là dòng vốn được kỳ vọng có tính “đòn bẩy” để các doanh nghiệp Việt ngày càng lớn hơn, câu lạc bộ tỷ đô có thêm nhiều thành viên. Qua đó, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh với năng lực tài chính tốt hơn, quản trị theo chuẩn mực quốc tế và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Liên tục nhận dòng vốn ngoại, OCB tiếp sức doanh nghiệp SME
07:30, 15/09/2023
Bất động sản công nghiệp bứt phá hút dòng vốn ngoại
09:10, 25/08/2023
Vì sao vốn ngoại vào bất động sản tiếp tục giảm mạnh?
03:00, 11/07/2023
Nhiều giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia
01:37, 07/06/2023