Dự thảo Luật Lao động sửa đổi "khoá chân" doanh nghiệp

Thy Hằng 08/08/2019 18:14

Năng suất lao động thấp, khoa học công nghệ lạc hậu trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gay gắt, cộng thêm áp lực chi phí với những quy định trần giờ làm thêm được xem là "khoá chân" doanh nghiệp.

Chủ trì Hội thảo “Góp ý sửa đổi Dự thảo Bộ Luật Lao động từ cộng đồng doanh nghiệp” chiều ngày 8/8, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Chính phủ đang gấp rút hoàn thiện Dự thảo Bộ Luật Lao động. "Qua góp ý của cộng đồng doanh nghiệp, tinh thần là ủng hộ Dự thảo, tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề được doanh nghiệp kiến nghị gây cản trở, thậm chí "khoá chân" doanh nghiệp"  - TS TS Vũ Tiến Lộc cho biết.

Điển hình, Dự luật quy định điều chỉnh giờ làm ngày thường từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần... “Tính ra như vậy một năm giảm đến 220 giờ, điều này thực sự không hợp lý với doanh nghiệp”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cũng kiến nghị về vấn đề giờ làm thêm. Dự luật đưa ra kiến nghị trần giờ làm thêm không quá 400 giờ/năm đối với ngành nghề đặc biệt. Theo Chủ tịch VCCI, quy định nâng giờ làm thêm lên 400 giờ là hợp lý, tuy nhiên, tăng thêm 100 giờ so với các ngành nghề đặc biệt nhưng lại giảm 200 giờ so với tất cả các doanh nghiệp bình thường là bất hợp lý.

a1

Luật Lao động sửa đổi cần bổ sung thêm điều khoản về tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Việt Nam để đảm bảo cơ chế đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Cùng với đó, cách tính lương giờ làm thêm là điều doanh nghiệp đặc biệt lo lắng. Theo đó, Dự luật đưa ra cách tính lương luỹ tiến theo giờ trong khi cách tính hiện hành, lương làm thêm ngày thường là 150%, ngày nghỉ hàng tuần 200%, ngày nghỉ lễ 300%.

“Chúng ta đã đạt được yêu cầu của Nghị quyết 27 về lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu. Tuy nhiên, thực tế, đa số doanh nghiệp đã trả lương cho người lao động hơn mức lương tối thiểu. Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu tăng kéo theo nhiều chi phí “ăn theo” lương tối thiểu tăng lên, gồm cả phí công đoàn, bảo hiểm... đó chính là điều quan ngại. Tác động kép như vậy không mang lại lợi ích cho người lao động mà lại tốn kém phí ở khâu trung gian”, TS Vũ Tiến Lộc cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ IV - Nhiều “băn khoăn” về tổ chức đại diện người lao động

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ IV - Nhiều “băn khoăn” về tổ chức đại diện người lao động

    11:30, 28/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ III - Doanh nghiệp phải “chaỵ theo” lao động

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ III - Doanh nghiệp phải “chaỵ theo” lao động

    15:00, 26/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ II - Tăng tuổi hưu cần

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ II - Tăng tuổi hưu cần "điểm danh" từng ngành nghề

    06:40, 25/05/2019

  • Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ I - Trần làm thêm 400 giờ/năm còn “khiêm tốn”

    Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ I - Trần làm thêm 400 giờ/năm còn “khiêm tốn”

    17:15, 24/05/2019

Cũng theo Chủ tịch VCCI, 6 tháng đầu năm nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã chậm lại, đơn cử mức tăng xuất khẩu chỉ hơn 7% (các năm trước tăng khoảng 15-20%). Trong khi đó, căng thẳng Mỹ- Trung cho thấy nền kinh tế Việt không phải “ngư ông đắc lợi”mà chịu tác động bất lợi. Tăng trưởng thế giới dự báo còn giảm tiếp, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn và chịu ảnh hưởng của tăng trưởng thế giới, do đó, kinh tế Việt Nam khó mà "phơi phới" đi lên.

“Bức tranh nền kinh tế thế giới đang xấu đi, tác động tới nền kinh tế Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, tác động làm tăng chi phí của doanh nghiệp ở thời điểm này sẽ gây khó cho việc giữ được duy trì sản xuất của doanh nghiệp, cũng là khó đảm bảo nhịp độ tăng trưởng GDP, đảm bảo ngân sách”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Đặc biệt, thời điểm những năm tới sẽ là những năm khó khăn của doanh nghiệp. "Doanh nghiệp và người lao động đang trên cùng một con thuyền, doanh nghiệp không trụ được thì người lao động cũng không có việc làm”, TS Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các quốc gia khác với chi phí lao động thấp hơn, Việt Nam đang mất dần đi lợi thế. Do đó, cần chia sẻ với doanh nghiệp vì lợi ích quốc gia. “Trong bối cảnh mới của suy giảm kinh tế thế giới, tinh thần làm luật phải là hỗ trợ, chia sẻ cùng doanh nghiệp”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, bên cạnh tổ chức đại diện người lao động, Luật Lao động sửa đổi cần bổ sung thêm điều khoản về tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Việt Nam. TS Vũ Tiến Lộc cũng khẳng định điều khoản phải thể hiện rõ quyền và nhiệm vụ của tổ chức đại diện người sử dụng lao động là VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp có vai trò như vậy. Như vậy mới đảm bảo cơ chế đối thoại giữa người sử dụng lao động và người lao động. 

TS Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã rất đồng tình với đề xuất này. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng,chúng ta phải cân bằng lợi ích của chủ sử dụng lao động và người lao động.

Thy Hằng