Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi): Kỳ IV - Nhiều “băn khoăn” về tổ chức đại diện người lao động

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp kiến nghị cần các quy định cụ thể số lượng tối đa tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời, giảm số thời gian làm việc được dùng để thực hiện công việc của tổ chức này.

Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội bàn thảo trong vài ngày tới. Dự thảo Luật lần này đã bổ sung quy định về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở để bảo đảm tuân thủ các quy định của quốc tế, đặc biệt theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam – EU.

dự thảo có 3 điều quy định 3 nội dung lớn về quyền của người lao động trong thành lập, gia nhập tổ chức đại diện

Dự thảo Luật có 3 điều quy định 3 nội dung lớn về quyền của người lao động trong thành lập, gia nhập tổ chức đại diện.

Thách thức thực hiện quyền người lao động

Theo đó, dự thảo có 3 điều quy định 3 nội dung lớn về quyền của người lao động trong thành lập, gia nhập tổ chức đại diện. Điều kiện với ban lãnh đạo và người đứng đầu tổ chức và tôn chỉ, mục đích, điều lệ của tổ chức.

Khẳng định vấn đề hội nhập yêu cầu Việt Nam phải thực hiện các cam kết liên quan về lao động, Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, bản chất việc thực hiện cam kết quốc tế là 8 công ước cơ bản, Việt Nam đã phê chuẩn 5 công ước. 

“Đây là đòi hỏi gay gắt và cũng là thách thức khi chúng ta hội nhập”, ông Huân nhấn mạnh. Theo đó, quá trình hội nhập cùng với việc tạo ra cơ hội mở rộng thị trường, tạo thêm các cơ hội việc làm và đưa sản phẩm vào thị trường quốc tế, thì thách thức là người tạo ra các sản phẩm đó cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, gồm tiêu chuẩn về tiền lương và quyền của người lao động về vấn đề an sinh, quyền thành lập, tham gia tổ chức đại diện người lao động.

“Ở các nước, vấn đề thành lập tổ chức đại diện người lao động, thực sự bảo vệ quyền lợi người lao động không khó nhưng ở Việt Nam là vấn đề mới nên Luật có thể chỉ ghi nhận nguyên tắc cơ bản nhất. Chính phủ sẽ quy định chi tiết thực hiện tại Nghị định”, ông Huân nói.

Quy định chi tiết số lượng tổ chức 

Tuy nhiên, trao đổi về quy định này, nhiều doanh nghiệp cho biết băn khoăn với các quy định có tại dự thảo Luật. Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, quy định “được sử dụng thời gian làm việc để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương đối với tổ chức có dưới 100 đoàn viên, tối thiểu 24 giờ; Doanh nghiệp có dưới 5000 đoàn viên được tăng thêm 24 giờ cho mỗi 100 đoàn viên và doanh nghiệp có trên 5000 đoàn viên trở lên thì được cộng thêm 24 giờ cho mỗi 500 đoàn viên tăng thêm” là quá nhiều.

Cũng theo dự thảo Luật, đông thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí địa điểm, văn phòng làm việc cho các tổ chức này hoạt động, doanh nghiệp có bao nhiêu tổ chức thì doanh nghiệp phải bố trí bấy nhiêu văn phòng làm việc.

Do đó, doanh nghiệp lo ngại, có nhiều tổ chức đại diện của người lao động trong một doanh nghiệp và việc phải bố trí văn phòng làm việc cho các tổ chức này sẽ làm tăng chi phí đối với doanh nghiệp, đó là chưa kể đến việc doanh nghiệp phải trích 2% quỹ lương theo Luật Công đoàn hiện nay. 

“Chỉ nên quy định cho lao động tối đa ½ số giờ thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động. Đồng thời nên có quy định số lượng tối đa tổ chức đại diện người lao động trong một doanh nghiệp để tránh tình trạng có quá nhiều tổ chức đại diện người lao động trong một doanh nghiệp như tình trạng ở Campuchia”, ông Cẩm kiến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714276348 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714276348 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10