Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nghị quyết về phát triển bền vững năm 2019 sẽ mới hơn, sát thực tế hơn!
Thủ tướng khẳng định, sẽ có Nghị quyết về phát triển bền vững năm 2019 với những nội dung mới hơn, sát thực tế hơn trong bối cảnh mới.
Chủ trì Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá những ý kiến đóng góp là sắc sảo và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, địa phương trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Nhu cầu cấp bách và tất yếu
Đặc biệt, Thủ tướng khẳng định, sẽ có Nghị quyết về phát triển bền vững năm 2019 với những nội dung mới hơn, sát thực tế hơn trong bối cảnh mới.
“Phát triển bền vững vừa là nhu cầu cấp bách vừa là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển. Do đó, chủ trương phát triển bền vững đã được nhất quán và lồng ghép xuyên suốt trong mọi chương trình, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định.
Như Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (2004), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (2012) và gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội-môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Khoa học và công nghệ đóng vai trò đột phá trong phát triển bền vững
16:48, 12/09/2019
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng: Phát triển bền vững là yêu cầu nội tại mang tính tất yếu của Việt Nam
14:57, 12/09/2019
Đầu tư PPP: Lo ngại rủi ro chính sách
13:24, 12/09/2019
Kinh tế tuần hoàn – Mô hình tăng trưởng liên ngành ưu việt
11:19, 12/09/2019
Ba kỹ năng để cải thiện chỉ số vốn con người trong doanh nghiệp
11:16, 12/09/2019
Việt Nam đang vượt lên trong “cuộc đua xanh”
11:05, 12/09/2019
Thủ tướng khẳng định, phát triển nhanh, phát triển cao nhưng phải bền vững. “Vì không phát triển nhanh là sẽ tụt hậu, đi sau các nước, phải phát triển tốc độ cao để nâng cao vị thế Việt Nam. Nhưng phải khẳng định phát triển phải bền vững”, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, các chỉ số về xoá đói giảm nghèo, sản xuất bền vững, chống biến đổi khí hậu… của Việt Nam đều được quốc tế đánh giá cao. (98,9% người dân được sử dụng điện).
Tuy nhiên, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Chênh lệch giữa các nhóm dân cư, vùng miền còn lớn. Việc sử dụng tài nguyên còn chưa đảm bảo vấn đề môi trường.
“Năm 2018, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đứng thứ 77/140 nền kinh tế, nhìn toàn diện những mặt làm được và những tồn tại của một thập niên qua để thấy đã có bước phát triển nhưng còn nhiều việc để làm trong thập niên tới”, Thủ tướng khẳng định.
Thay đổi tư duy và hoạt động kinh doanh
Do đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị, thứ nhất, thống nhất về nhận thức và hành động các cấp, ngành về phát triển bền vững. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Cần tập trung cả ý chí, chính sách và nguồn lực. Mục tiêu duy nhất đưa con người vào trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững.
“Chúng ta đã có quá nhiều chiến lược phát triển, do đó chưa tập trung được nguồn lực. Đề nghị các bộ ngành và địa phương nghiên cứu đưa ra chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 với các nhiệm vụ cụ thể”, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thứ hai, tăng tốc quá trình hoàn thiện thể chế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, giảm nghèo, thích ứng biến đổi khí hậu,…đẩy nhanh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các chiến lược kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…
Chính phủ khuyến khích các mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng. Thúc đẩy các dự án năng lượng sạch, dự án nước…
Thứ ba, nghiên cứu phát triển chất lượng nguồn nhân lực. “Trong lúc chúng ta thay đổi công nghệ lớn thì nguồn nhân lực đáp ứng được công nghệ là yêu cầu tất yếu”, Thủ tướng khẳng định.
Thứ tư, đẩy nhanh tính hiệu quả của các cơ quan, thúc đẩy sáng tạo đổi mới hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Thứ năm, xây dựng cơ chế khuyến khích mô hình kinh tế tuần hoàn, tiến tới mô hình kinh tế không rác thải. Cần có các chính sách khuyến khích hoạt động sản xuất, tái sản xuất theo mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ sáu, toàn cầu hoá với công nghệ làm thay đổi tư duy và hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, những giá trị văn hoá là giá đỡ cho sự phát triển lâu dài.
Với những yêu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Bộ KH&ĐT phối hợp các đơn vị liên quan trình Chính phủ trong tháng 10/2019, đây là nghị quyết với các kế hoạch cụ thể.
Thủ tướng đồng thời, yêu cầu các Bộ ngành, địa phương kiểm tra việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững đặc biệt là phát triển con người, bảo vệ môi trường và gìn giữ văn hoá.
5 sáng kiến tiêu biểu phát triển bền vữngSáng kiến 1: Liên minh tái chế bao bì Việt Nam Sáng kiến 2: Không xả thải vào thiên nhiên Sáng kiến 3: Dự án hợp tác phát triển thị trường nhựa tái sinh sau tiêu dùng Sáng kiến 4: Chương trình thử nghiệm sử dụng rác thải để làm đường giao thông Sáng kiến 5: Xây dựng thị trường nguyên vật liệu thứ cấp Việt Nam |