Đầu tư PPP: Lo ngại rủi ro chính sách

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều nhà đầu tư cho rằng, trong thời gian tới, Việt Nam cần xem xét một cách khách quan và bình đẳng giải pháp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư khi đầu tư vào các dự án PPP.

Trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019, sáng 12/9/2019, tại Hà Nội, Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ngân hàng thế giới và các Bộ, ngành liên quan tổ chức Hội thảo chuyên đề: "Quan hệ đối tác công tư: Nhu cầu thực tiễn và định hướng chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững".

Còn nhiều cách hiểu khác nhau về PPP

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Về phía xã hội, vẫn có nhiều cách nhìn khác nhau, thậm chí đang có nhiều định kiến về dự án PPP.

Báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng và dư luận xã hội luôn nhìn về những điểm xấu của phương thức PPP nhưng ít ai nhìn thấy những điểm tốt của phương thức đầu tư này”, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Phía nhà đầu tư thì lo rủi ro chính sách và vẫn rất ngần ngại với dự án PPP. Vì thế, với dự án luật này, vấn đề được quan tâm đó là phạm vi áp dụng, trình tự thực hiện dự án PPP, đảm bảo tính công khai, minh bạch việc lựa chọn nhà đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp dự án; đặc biệt là các cơ chế bảo đảm của Chính phủ như cơ chế đảm bảo cân đối ngoại tệ, cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa Nhà nước và nhà đầu tư…

Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Bháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 

Cũng theo quan điểm của ông Tuấn, bên cạnh rủi ro về ngoại tệ, về doanh thu, thì rủi ro do thay đổi chính sách cũng rất lớn.

Luật này đã quy định, các dự án PPP áp dụng theo luật này nếu như các luật chuyên ngành có quy định khác, nhưng theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Luật ban hành sau có thể phủ định luật ban hành trước, vậy nếu luật ra sau luật này (điển hình là Luật Xây dựng) có quy định khác luật này thì áp dụng văn bản nào?”, ông Tuấn nêu vấn đề.

Đồng quan điểm, ông Đoàn Giang, Chuyên gia PPP Quốc tế, USAID khẳng định, hiện nay, khuân khổ pháp lý còn tản mạn, luật còn nhiều ràng buộc, cản trở công - tư trong PPP.

Cần cơ chế chia sẻ rủi ro

Thực ra, cơ chế chia sẻ rủi ro là vấn đề vướng mắc lớn nhất khiến cho nhà đầu tư thiếu mặn mà với các dự án PPP. Do đó, nhiều chuyên gia khẳng định, cần ưu tiên ban hành Luật PPP và nghiên cứu những mô hình mới làm PPP như mô hình BTL (Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ) và Nhà nước cần cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Chẳng hạn, khi nhà đầu tư đầu tư một con đường, số lượng người sử dụng không đủ theo tính toán dẫn đến thất thu, khi đó Nhà nước cần có cơ chế chia sẻ rủi ro, gánh đỡ chi phí cho nhà đầu tư.

Ông Nico Barrito, Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổ chức R20 cho rằng, các dự án PPP thường có vòng đời dài với nhiều rủi ro nên rất cần đến sự chia sẻ rủi ro từ phía Chính phủ.

Nếu tôi là doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư vào các dự án PPP thì tôi phải dám chắc rằng khoản đầu tư của tôi phải hoàn vốn trong 10 năm tới, nhà đầu tư cần sự chắc chắn, cần một cơ chế chia sẻ nếu rủi ro đối với dự án mà họ bỏ tiền ra”, ông Nico Barrito nhấn mạnh.

Ông Nico Barrito, Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổ chức R20.

Ông Nico Barrito, Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổ chức R20.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cũng lưu ý rằng, Chính phủ chỉ sử dụng cơ chế chia sẻ rủi ro khi cần thiết hoặc đối với những dự án có hiệu quả. Đây là cách mà nhiều nước trên thế giới áp dụng với hình thức đầu tư này.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh một số vấn đề về khung pháp lý và thể chế mà nhà đầu tư hiện nay rất quan tâm. Theo đó, doanh nghiệp dự án PPP nên được áp dụng chế độ kiểm toán tương tự như những doanh nghiệp tư nhân thông thường khác, không nên áp dụng yêu cầu kiểm toán như đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Luật nên cho phép vốn chủ sở hữu được góp theo tiến độ thoả thuận tại hợp đồng dự án PPP; cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được tự do trong việc lựa chọn diễn đàn giải quyết tranh chấp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đầu tư PPP: Lo ngại rủi ro chính sách tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713887631 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713887631 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10