Chính thức thành lập “siêu uỷ ban” quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thy Hằng 05/02/2018 13:30

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Là cơ quan thuộc Chính phủ, “siêu uỷ ban” sẽ chuyên trách quản lý doanh nghiệp nhà nước với quy mô vốn và tài sản có thể lên tới 5 triệu tỷ đồng.

Dự kiến sẽ có 30 doanh nghiệp tập đoàn do

Dự kiến sẽ có 30 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế do "Siêu uỷ ban" này quản lý.

Theo đó, đây là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu hình quốc huy và tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 66/QĐ-Tg ngày 15/1/2018 về việc thành lập tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để thành lập ủy ban quản lý vốn do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng, và có nhóm giúp việc gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan khác. 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp sẽ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước,...

Có thể bạn quan tâm

  • “Siêu uỷ ban

    “Siêu uỷ ban" quản lý vốn Nhà nước sẽ là một định chế bao trùm

    19:07, 02/02/2018

  • Xác định đúng vai trò “siêu Ủy ban”

    06:00, 20/01/2018


 Khối doanh nghiệp này hiện có tổng giá trị vốn và tài sản đạt khoảng 5,4 triệu tỷ đồng.

Dự kiến sẽ có 30 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của các bộ.

Trước đó, tại họp báo Chính phủ thường vừa được tổ chức ngày 2/2, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương khẳng định, “siêu uỷ ban” sẽ có mô hình hoạt động khác với mô hình của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

“SCIC chỉ là một mô hình quản lý và kinh doanh vốn tại các công ty, tổng công ty, tập đoàn có vốn nhà nước. Còn Ủy ban sẽ quản lý tổng thể, tất cả tài sản bao gồm cả quản lý khối tài sản trị giá khoảng 5 triệu tỷ đồng. Vậy nên, nó là một định chế bao trùm. Sẽ có các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng để bao quát toàn bộ”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định.

Thy Hằng