Giải bài toán chất lượng dịch vụ vận tải ngành du lịch

Thy Hằng 23/01/2019 05:19

Đề án kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch, góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.

15 triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm chưa kể khách nội địa đang gây áp lực lên hệ thống vận tải ngành du lịch.

15 triệu lượt khách du lịch quốc tế mỗi năm đang gây áp lực lên hệ thống vận tải ngành du lịch.

Mục tiêu của Đề án đến 2025 có 80% công trình đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách loại 3 trở lên, trạm dừng nghỉ đường bộ, ga đường sắt, cảng bến thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không) được trang bị cơ sở vật chất, dịch vụ tiện nghi phục vụ hành khách và giao thông kết nối thông suốt, an toàn đến các khu du lịch, điểm du lịch.

100% các tuyến đường bộ cao tốc được ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, khai thác. Từng bước xóa bỏ các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Đầu tư xây dựng mới một số bến xe khách du lịch, cảng bến hành khách thủy nội địa, cảng hành khách đường biển, cảng hàng không và các tuyến đường bộ, đường sắt trọng điểm theo quy hoạch, kế hoạch tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.

Đồng thời, phát triển phương tiện vận tải khách du lịch, 100% phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa phải có các trang thiết bị về chất lượng dịch vụ và an toàn kỹ thuật theo quy định; đầu tư phát triển các phương tiện vận tải khách du lịch sử dụng công nghệ mới trong bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Theo đó, ngành du lịch những năm gần đây chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, năm 2018 được coi là một năm khá ấn tượng với ngành Du lịch Việt Nam khi Việt Nam xếp thứ 3 trong top các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất thế giới và cũng lần đầu tiên được vinh danh là điểm đến du lịch hàng đầu châu Á năm 2018. 

Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế, trong đó đặc biệt phải kể đến cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ, hệ thống giao thông vận tải kết nối còn hạn chế.

Đơn cử như kết nối hàng không tới các thị trường nguồn còn hạn chế. Nhiều sân bay đã hoặc sẽ quá tải trong vài năm tới như sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài… Nói đúng hơn, từ năm 1975 đến nay, Việt Nam mới chỉ xây mới hoàn toàn và đưa vào hoạt động duy nhất sân bay Phú Quốc và sắp tới thêm sân bay Vân Đồn. Các sân bay khác được cải tạo từ sân bay quân sự với khả năng mở rộng hạn chế. Đến nay, Việt Nam mới có 21 sân bay, có khả năng tiếp nhận vận chuyển 75 triệu khách mỗi năm.

"Công suất 21 sân bay này cộng lại mới bằng một sân bay ở Bangkok. Đây là những con số đáng lo ngại. Năm 2017, hệ thống sân bay phục vụ 95 triệu khách trên thực tế và dự kiến năm nay sẽ là 105 triệu khách. Đó là lý do các sân bay Tân Sơn Nhật, Nội Bài...luôn nằm trong tình trạng quá tải. Giao thông quanh khu vực sân bay bức bí. Điều này tạo hình ảnh xấu cho ngành du lịch Việt Nam”, ông Lương Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc VietStar Airlinescho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần có chính sách ưu đãi riêng về thuế đất cho dự án du lịch có hệ số sử dụng đất thấp?

    Cần có chính sách ưu đãi riêng về thuế đất cho dự án du lịch có hệ số sử dụng đất thấp?

    16:00, 22/01/2019

  • Quảng Ninh được gì từ Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019?

    Quảng Ninh được gì từ Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019?

    11:38, 22/01/2019

  • Chính thức khai mạc Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019

    Chính thức khai mạc Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019

    23:20, 16/01/2019

Do đó, để hiện thực mục tiêu trên, có 2 nhiệm vị giải pháp trọng tâm được đưa ra tại Đề án, thứ nhất, đầu tư xây dựng và nâng cao điều kiện bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ phát triển du lịch. 

Đồng thời, bổ sung hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường bộ xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế

Thứ hai, nâng cao chất lượng dịch vụ và điều kiện bảo đảm an toàn kỹ thuật của phương tiện vận tải khách du lịch. 

Dự kiến, năm 2019, ngành Du lịch tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phấn đấu năm 2019 đạt mục tiêu đón và phục vụ 103 triệu lượt khách du lịch trong đó có khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế; khoảng 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 700 ngàn tỷ đồng.

Thy Hằng