Cộng dồn áp lực cổ phần hóa trong năm 2019

Thành An 13/06/2019 07:00

Theo kế hoạch, năm 2019, cả nước sẽ cổ phần hoá 19 doanh nghiệp, song con số này sẽ phải cộng dồn thêm 40 doanh nghiệp chưa cổ phần hoá của năm 2018.

Cổ phần

Phương án mới nhất được các bộ, ngành, địa phương đề xuất là điều chỉnh lộ trình cổ phần hóa sang giai đoạn 2019-2020 đối với 73/76 doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa

Chậm tiến độ

Chính phủ vừa ban hành Nghị Quyết 39, tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế. Theo đó, Chính phủ kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khẩn trương trình kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2019-2020. Trên thực tế, tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước còn trong tình trạng chậm dần đều.

Có thể bạn quan tâm

  • Động lực mới cho cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

    Động lực mới cho cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

    11:56, 16/02/2019

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào chất lượng hơn số lượng

    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần tập trung vào chất lượng hơn số lượng

    13:26, 21/11/2018

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:

    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: "Doanh nghiệp luyến tiếc, bộ ngành chưa quyết liệt"

    15:30, 19/09/2018

  • Tăng tốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

    Tăng tốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

    11:05, 18/08/2018

Giai đoạn 2017 -2018, mới hoàn thành 31,5% kế hoạch cổ phần hóa. Trong đó, năm 2017 cổ phần hóa 44 doanh nghiệp, năm 2018 cổ phần hóa 64 doanh nghiệp, mới chỉ cổ phần hoá được 23 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hoá với tổng giá trị hơn 31.700 tỷ đồng, giá trị vốn nhà nước 16.700 tỷ đồng.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp Bộ Tài Chính, theo kế hoạch, giai đoạn 2017 – 2020 sẽ thực hiện cổ phần hóa 127 doanh nghiệp. Năm 2019 cổ phần hóa 18 doanh nghiệp và năm 2020 cổ phần hóa 1 doanh nghiệp.

Việc chậm tiến độ sẽ tạo áp lực cổ phần hóa sang năm 2019. Ngoài 19 doanh nghiệp trong kế hoạch sẽ phải cộng dồn thêm 40 doanh nghiệp chưa cổ phần hoá xong năm 2018, ông Tiến cho hay.

Số liệu cập nhật từ 140 DN phải hoàn thành cổ phần hoá giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy, tính đến tháng 2/2019, cả nước có 33 DN thuộc kế hoạch hoàn thành cổ phần hóa năm 2017; 01 DN chuyển sang hình thức bán DN; 03 DN thuộc kế hoạch hoàn thành cổ phần hóa năm 2018. Như vậy, số DN hoàn thành cổ phần hóa giai đoạn 2017-2018 là 37 DN, đạt 31,5% so với kế hoạch, còn số chưa hoàn thành là 76 DN.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, nguyên nhân chậm hoàn thành cổ phần hoá được các bộ và địa phương lý giải là do gặp vướng mắc trong thực hiện các quy định về cổ phần hoá DN 100% vốn nhà nước, đặc biệt việc yêu cầu phải có phê duyệt phương án sử dụng đất do địa phương phê duyệt rất mất thời gian mới ban hành được quyết định cổ phần hoá.

Ngoài ra, việc xác định giá trị DN còn nhiều nội dung chưa rõ để có căn cứ thực hiện. Do vậy, hầu hết các bộ, địa phương đều đề xuất được tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để đảm bảo hoàn thành trong giai đoạn 2019-2020, mà không tách thành từng năm như quy định.

Việc thoái vốn nhà nước còn chậm là do các đơn vị đạt kết quả thấp hoặc chưa có kết quả. Còn đối với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thời gian để xử lý vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động bị kéo dài, đặc biệt là ở những dự án bị thua lỗ, ông Tiến nhấn mạnh.

76 doanh nghiệp chưa hoàn thành

Liên quan tới kiến nghị điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trong số 76 doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa giai đoạn 2017-2018, phần lớn thuộc lĩnh vực công ích, an sinh xã hội và có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để đảm bảo các bộ, địa phương có thể hoàn thành cổ phần hoá theo kế hoạch giai đoạn 2016-2020, trước mắt, có thể xem xét, chấp thuận đề xuất để Nhà nước nắm giữ chi phối (trên 50% đến dưới 65% vốn) tại doanh nghiệp khi thực hiện chào bán cổ phần lần đầu (IPO), nhưng không chấp thuận đối với đề xuất thay đổi tỷ lệ Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp trên 65% vốn.

Sau khi hoàn thành cổ phần hóa, các bộ, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty cần tiếp tục và khẩn trương xây dựng phương án thoái vốn theo đúng quy định. Đối với đề xuất của UBND TP.HCM về việc dừng cổ phần hóa Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng yêu cầu UBND TP.HCM tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp này theo kế hoạch, trong đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối (trên 50% vốn). 

Tại Nghị định 39, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, trong đó lưu ý giải pháp gia tăng sự kết nối, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, tiếp tục thu hút FDI công nghệ cao. Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư  khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2019-2020 của cả nước, trong đó có kế hoạch cổ phần hóa của Tp.HCM trước ngày 15/6/2019.

98 doanh nghiệp cần cổ phần hóa giai đoạn 2019-2020

Hiện nay, phương án mới nhất được các bộ, ngành, địa phương đề xuất là điều chỉnh lộ trình cổ phần hóa sang giai đoạn 2019-2020 đối với 73/76 doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa. Bên cạnh đó, thực hiện điều chỉnh phương án sắp xếp đối với 03 doanh nghiệp.

Đồng thời, trong tổng số 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa thuộc giai đoạn 2019-2020, các bộ, địa phương đề xuất điều chỉnh phương án sắp xếp đối với 02 doanh nghiệp. Như vậy, tổng số doanh nghiệp cần thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2019-2020 là 98 doanh nghiệp.

Thành An