Nhận định này được đưa ra tại Toạ đàm “Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước" được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Tại tọa đàm ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài Chính cho rằng cổ phần hóa, thoái vốn là giải pháp quan trọng để đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Có thể bạn quan tâm
11:05, 18/08/2018
14:00, 24/07/2018
07:11, 04/11/2017
Doanh nghiệp luyến tiếc, bộ ngành chưa quyết liệt
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, các DNNN đã tồn tại quá lâu trong thể chế được ưu tiên, ưu đãi, bao cấp nên tư duy và thói quen vẫn chưa thay đổi được triệt để. Trong đó, môi trường đầu tư kinh doanh có phần chưa thật sự bình đẳng, DNNN vẫn được ưu tiên, ưu đãi về số mặt như đất đai, vốn…
“Có ý kiến nhận định DNNN là “sân sau” của các bộ chủ quản hay các ngành chủ quản. Các bộ ngành đó dựa vào DNNN để được lợi ích nhóm. Do đó cải cách DNNN còn nhiều lực cản”, ông Hồ nói.
Về vấn đề này, ông Phùng Văn Hùng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, những năm qua DNNN dựa quá nhiều vào các ưu đãi như nguồn vốn, đất đai. Nhiều khi không được quan tâm nhiều tới đầu tư sản xuất, quản lý hiệu quả để đẩy sản xuất phát triển.
Việc cổ phần hóa chậm có nguyên nhân do tâm lý các lãnh đạo doanh nghiệp khi cổ phần hoá là từ bỏ quyền hạn của mình với các doanh nghiệp vẫn sự “luyến tiếc” còn cơ quan quản lý chưa nghiêm khắc. “Ta đã quyết liệt đấy nhưng đã phê bình, kiểm điểm, khiển trách ai trong lĩnh vực này chưa? Ta phải kiểm điểm cái này”, ông Phùng Văn Hùng nói.
Muốn cổ phần hóa thành công phải minh bạch thông tin
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng muốn cổ phần hóa DNNN hiệu quả thì phải minh bạch thông tin để kêu gọi nhà đầu tư đích thực, gắn bó với sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ Vinamilk chỉ làm sữa, Sabeco chỉ làm bia, nước giải khát chứ họ không làm bất động sản nên giá trị mới tốt, bền vững. Trước đây có sự nhập nhằng giữa các ngành nghề kinh doanh chính, các DNNN có vị thế đất đai ở vị trí tốt mà anh không làm gì thêm để gia tăng giá trị tài sản cả.
Do vậy, Chính phủ đã đi trước một bước, quy định các DNNN trước khi cổ phần hóa phải sắp xếp lại tài sản đất đai, nếu không dùng hết đất thì chuyển giao lại đất cho địa phương để địa phương sử dụng việc khác, còn anh làm ngành nghề gì thì anh làm ngành nghề đấy.
“Trước đây là ta làm ào ào có bao nhiêu tài sản thì đưa luôn vào báo cáo để bán để tạo ra lợi thế giả tạo. Doanh nghiệp cơ khí mà lấy đất đai của mình tạo ra giá trị gia tăng là không phải”, ông Tiến nói,
Điển hình như Hà Nội, địa phương này có quyết tâm, đã sắp xếp hàng nghìn mảnh đất lớn nhỏ trước khi cổ phần hóa Hapro và thu hồi được nhiều diện tích đất không sử dụng sau khi cổ phần hóa để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác vào đây. Do đó, quan trọng nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Phải đổi mới mới tư duy, công khai minh bạch và nhà đầu tư nước ngoài họ nhìn vào tiềm năng thì mới đầu tư, vì tiềm năng chứ không phải vì đất.
Ông Tiến cũng nêu, cổ phần hóa còn để thu hút công nghệ quản trị mới, vì vậy phải tìm được cổ đông đi cùng về công nghệ quản lý cho ngành tốt hơn. Trong 12 dự án thua lỗ đều là các dự án trọng điểm có các nhà đầu tư muốn vào. Ví dụ thép thì Hoà Phát rất muốn vào, nhưng họ yêu cầu phải tính đúng, tính đủ giá vốn, công khai minh bạch. Họ sẵn sàng đấu giá, chứ không thể trông cậy vào Khu gang thép Thái Nguyên đất đai rộng để làm bất động sản.
Theo ông Lưu Bích Hồ, đất đai là đại sự. Đúng là trước đây nó không vào túi của Nhà nước, mà nhiều khi bị chia đi chỗ khác. Doanh nghiệp nhà nước quản lý đất đai đó nên phải chuyển về Nhà nước. Việc công khai minh bạch là quan trọng để không đáng ngại gì cả.