Dự báo kinh tế toàn cầu (Kỳ I): Khả năng suy thoái toàn cầu vào năm 2020

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 06/07/2019 11:12

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn đang gây chệnh hướng, và sẽ là mối lo ngại lớn nhất với kinh tế toàn cầu trong năm 2020.

Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt thỏa thuận tạm đình chiến bên lề Hội nghị G20 vừa qua tại Osaka, nhưng ông Trump lại dọa áp thêm thuế đối với 4 tỷ USD hàng hóa châu Âu nhập khẩu vào Mỹ.

p/IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,3% vào năm 2019, so với mức 3,7% được dự báo vào tháng 10/2018.

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,3% vào năm 2019, so với mức 3,7% được dự báo vào tháng 10/2018.

Bằng chứng từ các nền kinh tế thực

Kinh tế Mỹ đã và đang có dấu hiệu chậm lại. GDP quý I/2019 tăng 3,1% so với cùng kỳ 2018, đây là mức cao nhất kể từ năm 2016. Tuy nhiên theo khảo sát của FED Atlanta, GDP quý 2 có thể chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ.

Các số liệu kinh tế Mỹ được công bố vừa qua cũng cho thấy tín hiệu kém khả quan. Trong đó, chỉ số PMI công nghiệp chế tạo của Mỹ cho thấy chiều hướng sụt giảm đáng lo ngại khi chỉ còn 50,6 điểm trong tháng 6/2019. Điều này cho thấy khu vực sản xuất công nghiệp của Mỹ sẽ có tăng trưởng giảm trong quý II/2019.

Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang gặp vấn đề khi tăng trưởng trong quý I/2019 là 6,4% bằng với mức quý III/2018, mức thấp nhất trong gần ba thập kỷ qua. Vấn đề là ở chỗ, người ta lo ngại rằng mức nợ gần 300% GDP của Trung Quốc có gây ra tình trạng vỡ nợ ở Trung Quốc, tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Chính phủ và NHTW Trung Quốc vẫn có nhiều dư địa kiểm soát tình hình. Do đó, tác động tiêu cực từ Trung Quốc đến kinh tế toàn cầu chưa đáng lo ngại.

Khu vực Euro Zone cũng không mấy khả quan khi GDP quý I/2019 chỉ tăng trưởng 1,2% bằng mức quý III/2018. Đáng lưu ý, chỉ số PMI công nghiệp giảm xuống còn 47,8 điểm trong tháng 5/2019, do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại và Brexit. Điều này có nguy cơ tác động tiêu cực đến GDP quý II của khu vực này.

Dù Nhật Bản có GDP quý I/2019 đạt 0,9% sau khi GDP quý III và IV/2018 chỉ tăng trưởng lần lượt 0,1 và 0,3%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 và 5/2019 lại sụt giảm lần lượt 7,5% và 12,3% so với tháng 3/2019. Điều này cho thấy, GDP quý II/2019 của Nhật sẽ giảm sút vì nền kinh tế này phụ thuộc vào xuất khẩu.

Cái khó bó cái khôn

Các nền kinh tế chủ chốt có dấu hiệu chậm lại do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, nhưng sự giảm sút tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ khoảng 0,2% trong năm 2019 như dự báo của IMF.

Có thể bạn quan tâm

  • Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

    Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

    07:00, 08/06/2019

  • IMF: Kinh tế toàn cầu đang ở “thời điểm nhạy cảm”

    IMF: Kinh tế toàn cầu đang ở “thời điểm nhạy cảm”

    03:54, 06/06/2019

  • Nguy cơ tổn thương kinh tế toàn cầu

    Nguy cơ tổn thương kinh tế toàn cầu

    11:05, 17/04/2019

  • G20 thống nhất hành động giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu

    G20 thống nhất hành động giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu

    05:50, 14/04/2019

Tuy nhiên, ông Nouriel Roubini là một nhà kinh tế nổi tiếng với tiên đoán cuộc khủng hoảng 2008 cùng một số nhà kinh tế khác đã đưa ra những rủi ro sẽ khiến kinh tế Mỹ và sau đó là thế giới rơi vào suy thoái trong năm 2020. Đó là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, nợ công cao ở nhiều nền kinh tế, bất ổn Brexit, căng thẳng Mỹ- Iran…

Trong số những rủi ro nói trên, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và căng thẳng Mỹ-Iran sẽ khiến giá dầu tăng mạnh, làm gia tăng áp lực lạm phát, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Những biến cố này không chỉ tác động tiêu cực đến phía cung mà còn cả phía cầu, vì tăng thuế và giá dầu tăng sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của dân chúng, làm giảm tiêu dùng dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó thị trường lao động toàn cầu cũng có diến biến lạ khi tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng tiền lương lại không tăng. Vì vậy, người tiêu dùng toàn cầu không tăng chi tiêu, thậm chí còn tăng tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro bất ổn kinh tế, khiến cầu không thể tăng, dẫn đến khó tăng trưởng GDP.

Vấn đề là ở chỗ, trong khi kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái, thì các ngân hàng trung ương (NHTW) lại thiếu công cụ để xử lý, chẳng hạn lãi suất của nhiều quốc gia hiện đều đang ở mức rất thấp, nên các NHTW không thể dùng chính sách cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế.

Về phía chính sách tài khóa cũng vậy, các chính phủ cũng không có nhiều dư địa, như cắt giảm thuế và/hoặc tăng chi tiêu công… nếu xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Bởi vì, mức nợ công hiện nay ở phần lớn các nước đều đã ở mức cao ngang bằng với mức trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Kỳ II: “Sức khỏe” khu vực tài chính

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới