IMF: Kinh tế toàn cầu đang ở “thời điểm nhạy cảm”

Diendandoanhnghiep.vn IMF nhận định, kinh tế toàn cầu đang ở "thời điểm nhạy cảm", đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải duy trì các biện pháp kích thích và các Chính phủ nhanh chóng giải quyết những bất đồng thương mại.

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde vừa đưa ra cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu đang ở một "thời điểm nhạy cảm," đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải duy trì các biện pháp kích thích và các chính phủ nhanh chóng giải quyết những bất đồng thương mại.

IMF liên tục hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và 2020 xuống còn 3,5 và 3,3%

IMF liên tục hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và 2020 xuống còn 3,5 và 3,3%.

“Ngã ba đường”

Theo đó, bà Christine Lagarde cảnh báo, những biện pháp đáp trả thuế quan lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này cũng như kinh tế toàn cầu nói chung.

Cũng đồng nhận định, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay xuống 2,6%, trong bối cảnh thế giới đối mặt với tranh chấp thương mại căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn. 

Theo đó, nền kinh tế thế giới hiện đang dự kiến sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm 2019 nhưng WB gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức nợ gia tăng và cảnh báo các nền kinh tế mới nổi. Tân Chủ tịch WB David Malpass, người từng là Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, đã tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ Mỹ - Trung Quốc, cho biết, tăng trưởng toàn cầu “mong manh” và cuộc chiến chống đói nghèo thế giới đã chậm lại. AP dẫn lời ông Malpass nói: “Triển vọng kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những thách thức đáng kể”.

Theo nhà kinh tế Ayhan Kose của WB, dự báo mới được WB đưa ra rất quan trọng với điểm mấu chốt là nền kinh tế toàn cầu đang đi đến “ngã ba đường”. Khối lượng thương mại thế giới dự kiến sẽ giảm mạnh.

Trước đó, vào đầu tháng 1 và tháng 4 vừa qua, IMF liên tục hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và 2020 xuống còn 3,5 và 3,3% nhận định tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 có thể sẽ chậm hơn so với dự báo trước đó song có thể bật tăng "tạm thời" vào cuối năm.

Duy trì các biện pháp kích thích

Do đó, Người đứng đầu IMF kêu gọi các chính phủ "giúp giảm tình trạng căng thẳng thương mại và loại bỏ những chướng ngại vật khác trên đường trở lại mức tăng trưởng cao và bền vững hơn."

Bà Lagarde nêu rõ các nước cần xóa bỏ những rảo cản thương mại được áp đặt gần đây và tránh đưa ra thêm rào cản dưới bất kỳ hình thức nào.

Cũng theo báo cáo công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra cuối tuần này tại Osaka, Nhật Bản, IMF nhận định bất đồng thương mại và vấn đề Anh rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đồng nghĩa vẫn còn đó những quan ngại về khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các nước phải tiếp tục thực thi những chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

IMF nhấn mạnh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn ở thời điểm nhạy cảm, việc kết hợp nhiều chính sách cần được xem xét thực hiện thận trọng. 

Ngoài ra, với việc tỷ lệ lạm phát vẫn ở dưới mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương, IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách duy trì các biện pháp kích thích kinh tế, đồng thời sẵn sàng hành động trong trường hợp xuất hiện những rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

Riêng về mức tăng trưởng của Trung Quốc, mới đây, IMF dự báo nền kinh tế lớn nhì thế giới sẽ tăng trưởng 6,2% năm nay và 6% năm 2020. Những con số này đều giảm 0,1% so với dự báo trước đó. Cơ quan này cho rằng, cuộc chiến thương mại với Mỹ đem đến những tác động tiêu cực cho kinh tế Trung Quốc.

"Trung Quốc và các đối tác cần hành động có tính chất xây dựng để giải quyết những thiếu sót trong hệ thống giao dịch", IMF nhận định. Đồng thời, quỹ này cũng cho rằng, Trung Quốc không cần các chính sách kích thích để hỗ trợ kinh tế trong nước. IMF cho biết, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ về cải cách thì nên cho phép tư nhân có vai trò quyết định hơn và đẩy nhanh việc mở cửa với thế giới.

Trong khi đó, WB dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có nguy cơ giảm xuống mức dưới 6% lần đầu tiên kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á cách đây 20 năm. Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi năm 2019 dự kiến giảm xuống mức 4%, mức thấp nhất trong 4 năm qua do tác động của bất ổn chính trị và tài chính. Tuy nhiên, những nền kinh tế này sẽ phục hồi lên mức 4,6% vào năm 2020.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết IMF: Kinh tế toàn cầu đang ở “thời điểm nhạy cảm” tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713552869 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713552869 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10