Bình Dương thu hút mạnh dòng vốn FDI từ Nhật Bản
Vốn đầu tư Nhật Bản vào Bình Dương đang dẫn đầu với 304 dự án, tổng vốn đăng ký gần 5,7 tỷ USD, chiếm trên 16% tổng vốn FDI của tỉnh.
Bình Dương hiện đang có 64 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn FDI vào 3.702 dự án, tổng vốn 33,8 tỷ USD. Dẫn đầu là Nhật Bản với 304 dự án, tổng vốn đăng ký gần 5,7 tỷ USD, chiếm trên 16% tổng vốn FDI của tỉnh. Hiện, Bình Dương đang ưu tiên mời gọi các dự án lớn, nhà đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, ít sử dụng lao động,
Các dự án có vốn đầu tư FDI Nhật Bản tại Bình Dương chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực như: Sản xuất linh kiện điện tử, mạch và chíp điện tử; sản xuất lắp ráp ô-tô; sản xuất sắt thép; các ngành công nghiệp phụ trợ khác. Sản phầm từ các dự án, nhà máy sản xuất trên phần lớn phục vụ xuất khẩu nên máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, ít tiêu hao năng lượng; người lao động có tay nghề, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức thu nhập ổn định.
Theo lãnh đạo tỉnh thì quá trình hoạt động, cộng đồng doanh nghiệp FDI, trong đó có khối các nhà doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản được chính quyền địa phương đánh giá là chấp hành tốt pháp luật, hoạt động hiệu quả, ứng dụng và sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại, thân thiện môi trường; quan hệ và chăm lo tốt đời sống người lao động.
Sau thời gian hoạt động hiệu quả tại Bình Dương cộng đồng doanh nghiệp FDI vừa tiếp tục mở rộng sản xuất vừa kêu gọi đối tác, khách hàng về Bình Dương tiếp tục đầu tư nhờ lợi thế thuận lợi trong hoạt động; nguồn nhân lực cơ bản đã qua đào tạo; hệ thống hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh... Kết quả nổi bật vài năm gần đây cho thấy, cộng đồng các nhà đầu tư Nhật Bản đang tiếp tục đổ vốn mạnh vào các ngành: Phát triển cơ sở tạ tầng, đô thị, thương mại dịch vụ như: Xe buýt nhanh đô thị Becamex Tokyu; Khu đô thị vườn Sora Garden, Khu căn hộ cao cấp Midori Park; Khu dịch vụ - Ẩm thực phong cách Nhật Bản Hikari...
Bình Dương hiện là một trong ba tỉnh thành dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Điều này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ sử dụng điện năng với mức tăng trưởng trung bình 10%/năm. Ông Hồ Văn Bình, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết, việc sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, không chỉ nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Các khu đô thị mới, đầy đủ tiện ích được quy hoạch liền kề các khu công nghiệp hiện đại như Khu công nghiệp Viêt Nam – Singapore 2B, 2B, Sóng Thần 3, Đất Cuốc, Đồng An 2...được khối doanh nghiệp FDI đánh giá cao vì mang lại sự ổn định, thuận lợi và tiết kiệm trong quá trình hoạt động.
Ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng Giám đốc Công ty gỗ Hiệp Long (Bình Dương) chia sẻ có không ít nhà doanh nghiệp nói rằng khi "làm ăn" với khách hàng Nhật Bản sao khó quá. Điều này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải luôn có tinh thần cầu tiến, vươn lên và hợp tác, bán hàng được cho khách hàng Nhật Bản thì các thì trường còn lại sẽ rất thuận lợi.
Đã nhiều năm làm việc cho cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, được Thị trưởng Thị trấn Yoshino, tỉnh Naga chọn làm đại sứ cá nhân tại 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, bà Lê Thị Hạnh cho biết, cơ hội để bạn trẻ Việt Nam đến làm việc, học tập và phát triển sự nghiệp tại Nhật Bản nói chung và tỉnh Naga nói riêng là rất lớn. Bởi vì dân số Nhật Bản đang “già” hóa. Trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cùng với tiềm năng tại địa phương đang cần người vận hành, quản lý. Ngoài thế mạnh về điện tử, công nghệ Nhật Bản còn có thế mạnh về nông nghiệp, y học, dược phẩm, mỹ phẩm. Các chuyên gia, kỹ sư Nhật Bản dù đã nghỉ hưu nhưng sức khỏe và lòng yêu nghề rất cao, luôn muốn được chia sẻ, cống hiến. Đây là cơ hội tốt cho các bạn trẻ bắt đầu khởi nghiệp.
"Nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhiều tập đoàn và thương hiệu nổi tiếng thế giới. Thanh niên Nhật Bản muốn vươn lên làm chủ tại quê nhà bây giờ là một thử thách rất lớn. Từ đó giới trẻ Nhật Bản đang có xu hướng tìm đến các nước đang phát triển để hợp tác đầu tư. Trong đó Việt Nam là một trong những điểm đến được quan tâm. Quá trình làm việc với người Nhật tôi rất thích thú vì học được rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Tôi không thấy người Nhật khó tính mà ngược lại tôi đã học được rất nhiều giá trị từ tính kỹ luật, tinh thần trách nhiệm, cách tạo dựng niềm tin và hợp tác cùng phát triển với biểu tượng đất nước mặt trời mọc" - Bà Hạnh chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Thanh Hồng - ĐBQH Bình Dương: Tổ chức thực thi pháp luật của chúng ta chưa nghiêm
17:26, 03/11/2020
Bình Dương: Hàng chục công nhân ngã ngửa vì mua phải "dự án ma"
11:30, 03/11/2020
Ông Phạm Trọng Nhân - ĐBQH tỉnh Bình Dương: Vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" là thách thức đối với Việt Nam
10:29, 03/11/2020
IPBF 2020: Cộng đồng doanh nghiệp chính là trụ cột quan trọng của hợp tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
10:07, 28/10/2020
Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ: Người dân Bình Dương và hàng ngàn chiếc bánh chưng thương yêu
04:16, 27/10/2020