Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường RCEP ra sao?

LINH NGA 19/11/2020 11:00

Đứng đầu về giá trị trao đổi thương mại của Việt Nam với các thành viên RCEP là Trung Quốc, khi 10 tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 103,5 tỷ USD.

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, 10 tháng năm 2020, thương mại 2 chiều của Việt Nam với 14 thị trường trong khối thuộc Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đạt 240 tỷ USD, chiếm gần 54,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tính hết tháng 10/2020.

fdsf

Thương mại 2 chiều của Việt Nam với 14 thị trường trong khối thuộc RCEP đạt 240 tỷ USD.

Theo đó, đứng đầu về giá trị trao đổi thương mại của Việt Nam với các thành viên RCEP là Trung Quốc, khi 10 tháng qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 103,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 37,9 tỷ USD và nhập khẩu 65,6 tỷ USD.

Thương mại 2 chiều với Hàn Quốc ghi nhận 53,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 16 tỷ USD và nhập khẩu gần 37,5 tỷ USD. Thị trường Nhật Bản đạt mốc trên 32 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 15,5 tỷ USD và nhập khẩu 16,5 tỷ USD.

Trong khi đó, trao đổi thương mại với 9 thị trường ASEAN đạt 43,4 tỷ USD; xuất khẩu 19 tỷ USD và nhập khẩu 24,4 tỷ USD.

2 thị trường còn lại là Australia và New Zealand có giá trị trao đổi thương mại khiêm tốn hơn. Với Australia 6,77 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 2,99 tỷ USD, nhập khẩu 3,78 tỷ USD. Với New Zealand  đạt 870 triệu USD, trong đó xuất khẩu gần 400 triệu USD, nhập khẩu 460 triệu USD.

Nhìn lại số liệu từ Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2019 cũng cho thấy bức tranh khá đậm nét về nhập siêu của Việt Nam từ các thị trường trong khu vực RCEP, trong đó nhập siêu lớn nhất từ Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Autralia và New Zealand, với tổng giá trị nhập siêu lên tới 69 tỷ USD.

Cụ thể, nhập siêu 34 tỷ USD từ Trung Quốc; tiếp đến là Hàn Quốc với 27,2 tỷ USD; từ ASEAN là 6,85 tỷ USD. Hai thị trường Autralia và New Zealand dù thương mại 2 chiều chỉ khoảng 9 tỷ USD, nhưng nhập siêu cũng ghi nhận 970 triệu USD.

Năm 2019, chỉ duy nhất thị trường Nhật Bản, thương mại hàng hóa đã đảo chiều từ mức nhập siêu 207 triệu USD của năm 2018, thành xuất siêu 887 triệu USD.

dsg

Như các FTA khác, mở cửa thị trường sẽ tạo điều kiện để hàng hóa tương đồng từ khối RCEP vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng nội.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, khi trao đổi về RCEP đã nhấn mạnh, với một khu vực thị trường lớn nhất thế giới về dân số, quy mô GDP vào khoảng 1/3 tổng GDP toàn cầu - RCEP dự kiến sẽ mang lại nhiều cơ hội cho thương mại hàng hóa của Việt Nam cũng như các quốc gia ASEAN và đối tác trong thời gian tới.

Như các FTA khác, mở cửa thị trường sẽ tạo điều kiện để hàng hóa tương đồng từ khối RCEP vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng nội, điển hình là hàng hóa Trung Quốc. Nói về sức ép cạnh tranh của hàng hóa đối với thị trường nội địa, Bộ trưởng cho biết chúng ta không đặt quá nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. “Chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện để có thể kiểm soát bằng các chính sách trong việc tiếp tục cải cách và nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như của doanh nghiệp để đảm bảo được hiệu quả trong việc tham gia hiệp định này” – Bộ trưởng nói.

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng sự cạnh tranh này buộc các doanh nghiệp nội phải thay đổi, thích ứng để hàng hóa không bị thua ngay trên sân nhà.

Có thể bạn quan tâm

  • Vai trò của RCEP trong quá trình tái thiết ASEAN

    Vai trò của RCEP trong quá trình tái thiết ASEAN

    07:00, 16/11/2020

  • Chính thức ký Hiệp định RCEP, mở ra khu vực thương mại tự do 26 ngàn tỉ USD

    Chính thức ký Hiệp định RCEP, mở ra khu vực thương mại tự do 26 ngàn tỉ USD

    15:30, 15/11/2020

  • RCEP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội như thế nào?

    RCEP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội như thế nào?

    05:00, 14/11/2020

  • Hiệp định RCEP được ký trực tuyến ngay trong tuần này

    Hiệp định RCEP được ký trực tuyến ngay trong tuần này

    17:25, 09/11/2020

LINH NGA