Làm gì để logistics “nâng tầm” nông sản?
Trong thực tiễn, có rất nhiều điểm nghẽn liên quan đến logistics cho nông sản của Việt Nam, đặc biệt là nằm ở chi phí cao.
Logistics có liên quan rất lớn đến việc giá trị nông sản được đánh giá thấp hay cao. Khi nói đến Việt Nam chúng ta có thể tự hào là sản xuất nông nghiệp và nông sản là một thế mạnh, lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều rất lớn.
Tại Việt Nam, nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng. Thống kê của Chính phủ chỉ ra rằng ngành tạo ra việc làm cho khoảng 70% dân số, đóng góp 15% GDP, đóng góp 30% giá trị xuất khẩu. Có nghĩa là chúng ta có tiềm năng rất lớn cho sản xuất nông nghiệp và nông sản ở cả 4 khía cạnh, trồng trọt, chăn nuôi, nông sản, nuôi trồng thuỷ sản.
Nông sản là một mặt hàng cực kỳ quan trọng, thiết yếu cho đời sống người dân. Tuy nhiên đối với lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng thì có những đặc điểm khiến cho hoạt động liên quan đến logistics trong lĩnh vực nông sản có những đặc thù, phát sinh rất nhiều chi phí và có những đòi hỏi khác so với những hàng hoá được sản xuất chế tạo.
Đặc điểm nổi bật của nông sản có ảnh hưởng đối với hoạt động logistics là tính thời vụ. Mặc dù hiện nay trình độ trong sản xuất, canh tác, trồng trọt có thể giảm đi đáng kể làm giảm tính mùa vụ. Tuy nhiên đây là đặc điểm tự nhiên, do vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu sinh ra cho nên nông sản là sản phẩm xuất phát từ tự nhiên cho nên tính thời vụ có thể được giảm đi do sự phát triển của công nghệ nhưng nó không mất đi. Cho nên nông sản Việt Nam vẫn có đặc điểm “mùa nào thức nấy” và để có những thứ trái mùa đòi hỏi chúng ta phải đầu tư vào công nghệ, thiết biệt đặc biệt là lĩnh vực chế biến và trong lĩnh vực bảo quản. Nếu không được chú trọng bảo quản đúng cách thì bàn thân nông sản có thời gian bảo quản tự nhiên rất ngắn. Nó đòi hỏi chúng ta phải chú ý đến khâu kho bãi và khâu vận chuyển.
Đây là mặt hàng rất thiết yếu trong lĩnh vực sản xuất và đời sống. Một mặt là đầu vào của rất nhiều ngành sản xuất khác nhau, một mặt là mặt hàng cho đời sống dân sinh thông thường. Trong đợt dịch vừa rồi, TP HCM thiếu những sản phẩm nông sản, cũng là vấn đề cần đặt ra cho đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì liên quan đến đời sống nên nó đặt ra yêu cầu rất quan trọng về chất lượng, an toàn để đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ.
Bản thân trong lĩnh vực nông sản, logistics liên quan đến tất cả các khâu, kể cả nuôi trồng, chế biến, sản xuất nông sản… Ví dụ như khâu đầu vào, phải đảm bảo giống, đảm bảo vật tư nông nghiệp như thế nào; khâu canh tác, tổ chức sản xuất, trồng trọt ra sao; khâu thu mua nông sản tươi; khâu chế biến; khâu tiêu thụ, xuất khẩu.
Logistics có liên quan rất lớn đến việc giá trị nông sản được đánh giá thấp hay cao. Tại sao Việt Nam có rất nhiều lợi về sản xuất nông sản, có sự đa dạng về thời tiết khí hậu thể loại nông sản nhưng nông dân Việt Nam lại là những người vất vả nhất, bị rủi roo nhất, chịu nhiều yếu thế nhất, tôi cho rằng liên quan rất nhiều đến không chỉ khâu sản xuất mà còn là khía cạnh logistics và chuỗi cung ứng của nông sản.
Logistics có thể đóng góp ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ, giúp cho quá trình vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến khách hàng, các điểm, các tuyến nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu rất quan trọng trong lĩnh vực nông sản là khâu vận chuyển phải nhanh bởi bản tính nông sản có đặc tính là thời gian bảo quản tự nhiên là rất ngắn. Giúp tổ chức phân phối hợp lý hơn, tránh những gián đoạn, tránh ùn tắc trong phân phối nông sản cũng như giảm chi phí trong quá trình phân phối và vận chuyển.
Một trong những hoạt động quan trọng là kho bãi và bảo quản sẽ giúp cho nông sản được tốt hơn, đảm bảo độ tươi ngon khi đến với người tiêu dùng.
Trong thực tiễn, có rất nhiều điểm nghẽn liên quan đến logistics cho nông sản của Việt Nam, đặc biệt là nằm ở chi phí cao. Điều này làm đội chi phí cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng làm cho người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn để có thể nhận được sản phẩm.
Hiện nay, hạ tầng của logistics trong lĩnh vực nông sản đang gặp rất nhiều khó khăn; thiếu, yếu và chưa đồng bộ mà nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Ví dụ như hệ thống liên quan đến kho bảo quản, cơ sở chế biến hay sơ chế nông sản còn rất thiếu, quy mô nhỏ và có thể chưa được phân bổ hợp lý trong phạm vi địa lý rộng. Tôi đã được đến khu vực các tỉnh phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long để khảo sát về hiện trạng logistics cho lĩnh vực nông sản thì thấy một trong các hạ tầng rất thiếu là chuỗi bảo quản lạnh.
Khi chưa có dịch tôi có dịp lên Mộc Châu, Sơn La, ở đó có những doanh nghiệp họ sản xuất thanh long, mận và chỉ mong ước có một chiếc container và cái kho lạnh để được bảo quản. Bởi nếu bảo quản được như vậy thì cơ hội có thể vận chuyển và bán cho khách hàng ở xa là tốt hơn nhưng lại không có năng lực tài chính để đầu tư. Hệ thống cung cấp các chuỗi kho lạnh cho nông sản còn rất thiếu.
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng doanh nghiệp logistics riêng cho lĩnh vực nông nghiệp thì lại không nhiều. Bởi, logistics cho lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, do bản thân đặc điểm của sản phẩm nông sản. Bản thân nhân lực của doanh nghiệp logistics cũng chưa chuyên nghiệp và còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm cho lĩnh vực bảo quản nông sản, cũng như các yêu cầu bao gói các sản phẩm nông nghiệp. Những điều đó làm cho quá trình chuỗi cung ứng nông nghiệp bị gián đoạn, bị phân mảnh, dẫn đến chi phí cao và dẫn đến việc chúng ta rất khó vươn xa. Chúng ta chỉ bán được nông sản cho các khu lân cận, địa bàn hiện tại hay một vài tỉnh gần nhưng vươn xa ra các nơi khác thì khó, xuất khẩu thì chi phí lại càng cao.
Việt Nam có một kênh phân phối rất truyền thống, đó là các kênh phân phối qua chợ đầu mối và chợ dân sinh, chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động phân phối nông sản nhưng hiện nay đang gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến kiểm soát về luồng hàng, liên quan đến kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hay kiểm soát giá cả, đầu cơ… Trong dịch COVID-19 hiện nay thì có rất nhiều vấn đề phát sinh qua các chợ đầu mối và chợ dân sinh, do các ca lây nhiễm đều liên quan đến các chợ, đó là vấn đề cực kỳ nan giải.
Trong điều kiện bình thường, hoạt động logistics cho nông sản đã bị nghẽn. Ví dụ như khi chưa có dịch, ở phía Bắc chúng ta đã được chứng kiến hàng dài xe tải tắc tại của khẩu Tân Thanh mà không xuất khẩu được hàng sang Trung Quốc hay dưa hấu chở từ miền Nam ra phải xếp hàng 1 tháng ở biên giới không xuất hàng đi được. Trong điều kiện COVID-19 hiện nay, chính sách liên quan đến “3 tại chỗ”, hạn chế, giãn cách làm đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản, bị tắc nghẽn, thiếu nhân công vận hành, thiếu lái xe, làm cho chi phí vận tải tăng lên rất cao,..
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm kết nối mạng lưới logistics
15:59, 12/08/2021
Chi phí logistics "phi mã": Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực nguy cơ mất thị trường
04:15, 02/08/2021
Bộ Công Thương đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho lao động vận tải và logistics
21:00, 30/07/2021
Hóa giải điểm nghẽn của nhân lực ngành logistics
20:56, 24/07/2021