Giữ FDI ở lại Việt Nam: Mấu chốt là kết nối, lan toả

TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trường Đại học Kinh tế TP HCM 29/08/2021 04:00

Đang có quan niệm lỗi thời trong bối cảnh hiện nay, đó là đầu tư FDI định hướng xuất khẩu được ưa thích hơn FDI trong chuỗi cung ứng trong nước.

LTS: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đang nỗ lực để tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy vậy, Ngân hàng thế giới (WB) khẳng định chính sách thu hút FDI của các quốc gia rất rõ ràng, có trọng tâm và Việt Nam cần căn cứ vào đó để đưa ra những chính sách cụ thể của riêng mình.

Dịch Covid-19 đặt ra những thách thức mà thế giới phải đối mặt trong một viễn cảnh xa hơn, đó là sự đứt gãy, tái cấu trúc trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và sự “quay đầu” của các dòng vốn FDI. 

 Kết nối chặt chẽ giữa FDI với doanh nghiệp trong nước là cách hiệu quả để khu vực FDI “bám rễ” tại Việt Nam. (Ảnh: Sản xuất linh kiện phụ trợ cho Samsung Vietnam)

Kết nối chặt chẽ giữa FDI với doanh nghiệp trong nước là cách hiệu quả để khu vực FDI “bám rễ” tại Việt Nam. (Ảnh: Sản xuất linh kiện phụ trợ cho Samsung Vietnam)

Đang có quan niệm lỗi thời trong bối cảnh hiện nay, đó là đầu tư FDI định hướng xuất khẩu được ưa thích hơn FDI trong chuỗi cung ứng trong nước. Nói lỗi thời vì dịch COVID -19 đang làm đẩy nhanh chủ nghĩa bảo hộ, khiến các nước quay trở lại tập trung vào thị trường trong nước hoặc khu vực. Vì vậy, cần có thay đổi về tư duy nói chung để chuyển từ một hệ thống dựa trên quy định, bảo hộ, chính sách ưu đãi dựa vào vốn… sang một hệ thống tập trung hơn vào hội nhập chuỗi cung ứng trong nước, mở cửa, đổi mới sáng tạo lấy công nghệ làm đầu vào phát triển kỹ năng, liên doanh, chính sách ưu đãi dựa trên hiệu quả.

Đặc biệt, cần tập trung vào chính sách hình thành và phát triển cụm liên kết ngành để tạo dựng mạng sản xuất, chuỗi giá trị cùng nâng cao năng lực công nghiệp hỗ trợ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi việc kết nối chặt chẽ giữa FDI với doanh nghiệp trong nước mới thực sự là cách thức hiệu quả để khu vực FDI “ăn sâu bám rễ” tại Việt Nam.

Để giải quyết hiệu quả bài toán phát triển các cụm liên kết ngành, trước hết cần có các công ty đầu đàn, tiên phong, nhất là các công ty đa quốc gia và cả trong nước. Sau đó là các nền tảng kinh tế với những nhân tố sản xuất cơ bản như nguồn nhân lực, công nghệ, khả năng tiếp cận vốn, môi trường kinh doanh và kết cấu hạ tầng cơ bản.

Trên những nền tảng này, các mối liên kết và quan hệ hợp tác, cạnh tranh, cung ứng, tiêu thụ và sản xuất của các doanh nghiệp quần tụ tại cụm liên kết ngành sẽ được định hình và phát triển; tạo nên mạng lưới các công ty cung ứng, phục vụ và đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho sản xuất và hướng tới phục vụ thị trường nội địa trước khi xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • Giữ FDI ở lại Việt Nam: Khuyến nghị từ WB

    Giữ FDI ở lại Việt Nam: Khuyến nghị từ WB

    05:00, 28/08/2021

  • [Infographic] Vốn FDI vào Việt Nam đạt 16,7 tỷ USD

    [Infographic] Vốn FDI vào Việt Nam đạt 16,7 tỷ USD

    11:00, 28/08/2021

  • Vốn FDI 7 tháng

    Vốn FDI 7 tháng "ngấm đòn" COVID-19

    02:30, 28/07/2021

  • Việt Nam hút 15 tỉ USD vốn FDI trong nửa đầu năm 2021

    Việt Nam hút 15 tỉ USD vốn FDI trong nửa đầu năm 2021

    03:00, 25/06/2021

  • Vốn FDI vào Việt Nam những tháng đầu năm 2021: (Kỳ 2) Tín hiệu và thời cơ

    Vốn FDI vào Việt Nam những tháng đầu năm 2021: (Kỳ 2) Tín hiệu và thời cơ

    15:39, 26/05/2021

TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trường Đại học Kinh tế TP HCM