Vốn FDI vào Việt Nam những tháng đầu năm 2021: (Kỳ 2) Tín hiệu và thời cơ

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam được xem là “đất lành” cho vốn FDI chất lượng cao. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc phụ thuộc vào một thị trường.

s

Đầu tư FDI chỉ mới tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo và năng lượng.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá, các doanh nghiệp FDI tiếp tục phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tốt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI trong 4 tháng đầu năm tăng 6,8% so với cùng kỳ, đạt 5,5 tỉ USD.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, xét theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỉ USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư gần 5,1 tỉ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư đăng ký; các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 778 triệu USD và 464 triệu USD...

Quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2020 (từ 6,9 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2020 tăng lên 18,7 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2021 và từ 9,2 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn lên trên 10,4 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn).

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) nêu ý kiến, nguồn FDI cho đến nay chưa có nguồn nào thay thế tốt hơn nên phải khẳng định đây là nguồn lực đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và phát triển, mặc dù nguồn tư nhân và Nhà nước đang gia tăng quy mô đóng góp.

Ông cũng nhấn mạnh: "Xét về tính bền vững của các dự án đầu tư FDI, nếu tính bền vững theo tiêu chí môi trường thì có thể bảo đảm vì Việt Nam có kinh nghiệm trong thẩm định và quyết định dự án nào không tốt cho môi trường".

Tuy nhiên, ở góc nhìn của mình, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), cho rằng, đầu tư FDI chỉ mới tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo và năng lượng.

Bên cạnh đó, thu hút FDI vẫn chỉ thu hút được các đối tác truyền thống như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, trong khi dòng vốn FDI đến từ Hoa Kỳ, châu Âu vẫn rất hạn chế… Do vậy, "theo tôi, dòng vốn FDI vào Việt Nam chưa có đột phá so với những năm trước đó”, ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài đánh giá.

gd

Hiện nay, Việt Nam được xem là “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao.

Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam được xem là “đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao, sau đại dịch COVID-19 nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

“Trên hết, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao về vấn đề ổn định chính trị – xã hội là một trong những yếu tố góp phần quan trọng để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế. Sự ổn định chính trị – xã hội ở Việt Nam đã tạo được niềm tin mạnh mẽ với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Các nhà đầu tư sẵn sàng huy động vốn để gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất. Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu kinh tế trong cả nước tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhận định.

Đã từng có thời gian rất dài các chuyên gia kinh tế bàn nhiều về mặt trái của đầu tư nước ngoài như dự án ít hàm lượng công nghệ, thiếu tính liên kết, ô nhiễm môi trường hay các dự án li ti chiếm thị phần nhà đầu tư nội. Thậm chí có nhiều quan điểm mang tính bài xích luồng vốn đầu tư này.

Tuy nhiên, Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 nhất quán khẳng định khu vực đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài và đưa ra những định hướng để cải thiện chất lượng dòng vốn này. Những định hướng của Nghị quyết dần được cụ thể hóa bằng những chính sách, hành động cụ thể và các dự án xuất hiện gần đây phần nào minh chứng cho bước chuyển của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Dịch bệnh COVID- 19 có thể xem là bước cản của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng xét theo khía cạnh tích cực, đây cũng điểm lặng để Việt Nam không phải chạy đua về thu hút với quốc gia cạnh tranh trong khu vực, từ đó có những rà soát với khu vực đầu tư nước ngoài trong nước cũng như đón lõng những dự án chất lượng đang có kế hoạch dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ các công ty dịch chuyển dây chuyền sản xuất về nước hoặc đầu tư sang nước thứ ba nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này bằng việc “hoá giải” những thách thức, điểm nghẽn trong thu hút FDI chất lượng những năm qua.

Bàn về tính thời cơ, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng đưa ra lời khuyên “Doanh nghiệp muốn dịch chuyển sang Việt Nam cần phải được tiếp tục sản xuất nên nếu thủ tục quá rườm rà lên tới 6 tháng, 1 năm thì không thể đón lõng dòng vốn dịch chuyển. Cần làm sao để chỉ trong 3 tháng có thể cấp đất cho doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, đi vào sản xuất. Các khu công nghiệp phải tạo điều kiện cho người ta làm nhanh nhất”, GS-TSKH. Nguyễn Mại khuyến nghị. 

ThS. Lê Thị Thanh Trang, Trường Đại học Tài chính – Marketing, một trong những điểm nghẽn quan trọng của công nghiệp hóa Việt Nam nói chung và hoạt động của các dự án FDI quy mô lớn nói riêng là thiếu lực lượng lao động lành nghề, tuy dân số đông và lực lượng lao động không nhỏ. Để đón đầu có hiệu quả dòng FDI mới, phải tăng khả năng cung cấp lực lượng lao động đủ tiêu chuẩn.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn dịch chuyển dòng vốn nước ngoài và những lợi thế về việc sớm ký kết FTA với EU. Dịch bệnh đang diễn ra nhưng đây lại “cơ hội vàng” để Việt Nam bứt tốc thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế này thì trước mắt Việt Nam cần giải quyết các vấn đề lớn còn tồn đọng, triển khai các biện pháp để tạo: Môi trường kinh doanh lành mạnh; Sở hữu trí tuệ được đảm bảo, bản quyền, thương quyền cải cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp châu Âu nói riêng và các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung được cấp phép đầu tư...

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vốn FDI vào Việt Nam những tháng đầu năm 2021: (Kỳ 2) Tín hiệu và thời cơ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713475611 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713475611 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10