“Hãm phanh” cước vận tải biển: Tìm kiếm cơ chế ưu tiên

THY HẰNG thực hiện 12/02/2022 15:30

Nhu cầu vận chuyển mạnh mẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu tái dự trữ hàng tồn kho, tăng trưởng sản lượng cảng… sẽ là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho sự tiếp tục lên ngôi của ngành vận tải biển.

>>Ùn tắc nông sản biên giới: Cần cơ chế thu hút doanh nghiệp mở tuyến vận tải biển

LTS: Cần có hiệp hội ngành hàng liên minh, liên kết đủ mạnh để thương thảo với các hãng tàu, đưa ra một mức giá hợp lý cho chủ hàng trong nước.

Trao đổi với DĐDN, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhận định, thị trường sẽ tạm thời ổn định trên mặt bằng giá mới và ngành logistics sẽ tăng trưởng mức 14 -15% năm 2022.

Những thách thức với ngành logistics vẫn tiếp diễn trong năm 2022. Cụ thể như giá cước vận tải biển vẫn có chiều hướng tăng, vận tải đường bộ còn nhiều thách thức. Nhưng những chi phí phát sinh tại cảng đến, container… từ những bài học đã có sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn.

- Để áp dụng tốt các bài học từ thực tế, theo ông các doanh nghiệp cần sử dụng phương thức nào, thưa ông?

Các doanh nghiệp cần tận dụng các mối quan hệ với các trung tâm logistics tại nước ngoài như Bỉ, Hà Lan… để cung cấp dịch vụ logistics trọn gói cho các doanh nghiệp Việt. Nhiều đối tác của chúng tôi từ Hà Lan đang cung cấp giải pháp trọn gói từ Việt Nam tới không chỉ các cảng của Hà Lan mà tới tận tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể làm được, không chỉ cung cấp dịch vụ logistics từ cảng tới cảng mà mở rộng các dịch vụ giao hàng tận nơi tham gia vào khâu phân phối chặng cuối, tới điểm bán, tới tay người tiêu dùng, giúp cắt giảm được chi phí cho khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phục vụ được hàng xuất khẩu của Việt Nam. Phát triển thành doanh nghiệp 4PL như vậy chính là cơ hội mới cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt hiện đang chủ yếu chú trọng thị trường nội địa mà quên rằng chúng ta có thể từng bước phát triển dịch vụ trọn gói được tại các thị trường trọng điểm như thị trường châu Âu.

Thị trường tiềm năng có tính chiến lược cao như châu Á Thái Bình Dương, Úc, Newzeland trước nay chưa được chú trọng đúng mực, trong khi đây là các thị trường gần, có tiềm năng, nhiều hiệp định song phương- đa phương “giao thoa” như ASEAN-Australia/NewZealand, CPTPP, RCEP doanh nghiệp logistics có thể gia tăng sự hiện diện trực tiếp ở đây thay vì thông qua đối tác công ty logistics nước ngoài.

>>Giải pháp tăng thị phần cho đội tàu vận tải biển

 Thiếu hụt container nên khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.p/Ảnh: Lệ An

Thiếu hụt container nên khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Ảnh: Lệ An

- Nhưng các DN XNK hiện tiếp tục chịu áp lực từ chi phí logistics, vậy doanh nghiệp ngành logistics sẽ hỗ trợ ra sao, thưa ông?

Trước tiên, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phối hợp cùng các doanh nghiệp logistics có ước tính lượng hàng hoá xuất khẩu để các doanh nghiệp logistics chúng tôi có có cơ chế ưu tiên hỗ trợ xuất khẩu trong nước. Đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, VLA cùng với VCCI có sự phối hợp, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp thành viên trong việc trao đổi thông tin về tình hình thị trường giá cước, container rỗng và hoạt động nghiệp vụ để cùng là đối tác giải quyết với các hãng vận chuyển trong việc lưu cước, giá cước, và giảm phụ phí hàng hải.

Đồng thời đề nghị các Bộ, ngành liên quan giám sát thực thi hiệu quả các văn bản pháp luật như Nghị định 146 về khai báo cước phí vận chuyển đường biển của các hãng tàu container nước ngoài và hạn chế việc tăng cước vận chuyển "vô kiềm tỏa" như hiện nay. Đồng thời, không được tăng và có biện pháp giảm hoặc loại bỏ một số phụ phí trong 12 loại phụ phí đường biển cao như hiện nay. Đây là một vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp XNK của nước ta đang yêu cầu được giải quyết.

Phát triển đội tàu container cỡ lớn kinh doanh tuyến xa như Châu Mỹ, Châu Âu, cũng là giải pháp đáp ứng phần nào yêu cầu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và cũng là cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.

- Vậy ông dự báo loại hình vận tải nào sẽ “lên ngôi” trong năm 2022?

Vận chuyển hàng không đặc biệt là các chuyến bay charter còn nhiều cơ hội.

Nhu cầu vận chuyển mạnh mẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu tái dự trữ hàng tồn kho, tăng trưởng sản lượng cảng có thể cải thiện từ mức thấp trong năm 2021 hay đề xuất tăng giá dịch vụ cảng biển nếu được thông qua… sẽ là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho sự tiếp tục lên ngôi của ngành vận tải biển trong năm 2022.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ sẽ mở ra cơ hội cho logistics.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện tại, 95% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta phụ thuộc vào 38 hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt, tiên lượng về vấn đề này, từ cuối năm 2021, Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển đã đưa ra cảnh báo việc tăng cước container đường biển có thể khiến giá nhập khẩu toàn cầu tăng 11% và giá tiêu dùng tăng 1,5% từ nay đến năm 2023. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tương lai nào đang đợi ngành logistics Việt Nam?

    Tương lai nào đang đợi ngành logistics Việt Nam?

    05:00, 06/02/2022

  • Doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng vì đứt gãy chuỗi logistics

    Doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng vì đứt gãy chuỗi logistics

    11:00, 19/01/2022

  • Năm 2022 ngành cảng biển và logistics có gì đáng chú ý?

    Năm 2022 ngành cảng biển và logistics có gì đáng chú ý?

    04:00, 18/01/2022

  • Ngành logistics Việt Nam 2022: Cần cơ chế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp logistics 4PL-5PL

    Ngành logistics Việt Nam 2022: Cần cơ chế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp logistics 4PL-5PL

    01:38, 11/01/2022

  • Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

    Doanh nghiệp xuất nhập khẩu "gian nan" vì chi phí vận tải biển

    08:24, 08/02/2022

  • Năm 2022: Cổ phiếu cảng, vận tải biển có còn cơ hội?

    Năm 2022: Cổ phiếu cảng, vận tải biển có còn cơ hội?

    05:04, 05/02/2022


THY HẰNG thực hiện