Cần chính sách đột phá để TP.HCM vươn lên

ĐÌNH ĐẠI 25/02/2022 11:00

UBND TP.HCM vừa tổ chức hội thảo Đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế, nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia để hoàn thiện đề án.

>>>Chuyên gia nói gì về mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM?

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết, để hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế đặt ra rất nhiều thách thức cho TP.HCM. Song có thể thấy TP.HCM đang hội tụ cả lợi thế, tiềm năng, yêu cầu phát triển và quyết tâm chính trị cho việc xây dựng TTTC quốc tế.

Các đại biểu và chuyên gia tham dự hội thảo Đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế.

Các đại biểu và chuyên gia tham dự hội thảo Đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế.

Trước hết có thể thấy, TP.HCM có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện chính trị, xã hội ổn định, và sự năng động kinh tế, TP.HCM đã và đang là một đầu tàu chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam. Với tiềm năng và sự phát triển mạnh mẽ của TP.HCM sẽ củng cố động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam cả trên phương diện nội tại lẫn trên trường quốc tế.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐTV Công ty CP Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM cho rằng, trên thực tế, mặc dù chưa được xếp hạng trong Chỉ số TTTC toàn cầu GFCI 30 (tháng 9/2021), nhưng TP.HCM đang dẫn đầu danh sách 10 TTTC tiềm năng được xem xét để đưa vào danh sách xếp hạng chỉ số GFCI chính thức, với 148/150 hạng mục đã hoàn thành đánh giá.

Do vậy, với việc lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan chức năng liên quan hôm nay sẽ góp phần hỗ trợ Thành phố hiện thực hóa mục tiêu Thành phố đề ra là trở thành một TTTC quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…, ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).

>>>Nỗ lực hình thành Trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM

Theo TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, bản thân TP.HCM đã đóng góp 95% trong thị trường vốn của cả nước và thực tế là Trung tâm tài chính của quốc gia. Vì vậy cần nhấn mạnh là xây dựng TTTC với tầm nhìn toàn cầu chứ không phải chỉ riêng khu vực với lộ trình từ quốc gia tới khu vực và quốc tế. Trong đó cần phải có những đột phá về chính sách để đạt được mục tiêu.

bản thân TP.HCM đã đóng góp 95% trong thị trường vốn của cả nước và thực tế là Trung tâm tài chính của quốc gia.

Theo TS. Trần Du Lịch, bản thân TP.HCM đã đóng góp 95% trong thị trường vốn của cả nước và thực tế là Trung tâm tài chính của quốc gia.

TS. Nguyễn Xuân Thành - Trường ĐH Fulbright Việt Nam cho rằng, hiện nay TP.HCM có khoảng 200 doanh nghiệp Fintech, có nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán nhưng thật sự chưa có tập đoàn tài chính. Liệu sắp tới những đơn vị đó có thể trở thành những tổ chức tài chính số hay không? Hay vẫn chỉ là những công ty ngân hàng thực hiện chức năng huy động vốn, hay làm môi giới... Nếu khung pháp lý chưa đủ thì sẽ không cho phép những mô hình hoạt động mới. Rõ ràng cần phải có một số chính sách đột phá để TP.HCM vươn lên, bắt kịp và có khả năng ngang bằng Thái Lan và là một TTTC mạnh trong khu vực ASEAN.

Theo TS Thành, Thái Lan đã có chính sách để cấp phép cho ngân hàng số độc lập. Hay Singapore năm trước cũng cấp phép cho ngân hàng truyền thống có thêm bộ phận ngân hàng số hoặc công ty Fintech có mảng ngân hàng số.

“Bước đầu Ngân hàng Nhà nước xây dựng khung pháp lý cho ngân hàng số và từ từ đưa vào luật Các tổ chức tín dụng, cấp phép thí điểm cho ngân hàng số độc lập hoạt động. Hay có nhiều dịch vụ Fintech không biết phân vào đâu, công nghệ, tài chính hay ngân hàng? Vì vậy có thể phân quyền cho TTTC được quyền cấp phép các dịch vụ này theo cơ chế thử nghiệm (Sandbox)”, TS. Nguyễn Xuân Thành đề xuất.

Mô hình TTTC TP.HCM sẽ được xây dựng gồm ba cấu phần. Thứ nhất là thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng với mục tiêu thu hút và phát triển ngân hàng theo hướng hình thành các tập đoàn tài chính; Thúc đẩy các dịch vụ và thị trường tiền tệ mới gắn với đổi mới công nghệ, tập trung phát triển các doanh nghiệp startup về công nghệ tài chính (Fintech) và ngân hàng số.

Thứ hai là thị trường vốn, bao gồm phát triển thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp; Dịch vụ quản lý quỹ đầu tư và quản lý tài sản phục vụ nhà đầu tư nội địa và quốc tế...

Thứ ba là thị trường hàng hóa phái sinh, gồm việc hình thành và phát triển Sở giao dịch hàng hóa TP.HCM; Kết nối với các sở giao dịch hàng hóa và nhà đầu tư toàn cầu...

Có thể bạn quan tâm

  • Giấc mơ trung tâm tài chính quốc tế không còn xa

    Giấc mơ trung tâm tài chính quốc tế không còn xa

    20:24, 24/02/2022

  • Chuyên gia nói gì về mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM?

    Chuyên gia nói gì về mô hình Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM?

    05:00, 24/02/2022

  • Nỗ lực hình thành Trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM

    Nỗ lực hình thành Trung tâm tài chính Việt Nam tại TP.HCM

    11:00, 21/02/2022

  • TP.HCM cần một Trung tâm tài chính mang tầm quốc gia và khu vực

    TP.HCM cần một Trung tâm tài chính mang tầm quốc gia và khu vực

    10:30, 19/02/2022

  • Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

    Xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

    09:24, 09/02/2022

  • Kỳ vọng “hòn ngọc viễn đông mới”: Hướng tới trung tâm tài chính

    Kỳ vọng “hòn ngọc viễn đông mới”: Hướng tới trung tâm tài chính

    11:02, 03/05/2021

ĐÌNH ĐẠI