Những nguyên nhân chính đẩy CPI tháng 2 tăng

LINH NGA 28/02/2022 10:30

Giá xăng dầu, lương thực, dịch vụ giao thông... tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đi lên.

>>Ba yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát năm 2022

fdg

CPI tháng 2 tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12/2021.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12/2021. Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,67%.

CPI tháng 2 tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12/2021. Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,67%.

Tổng cục Thống kê nêu rõ, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 2 tăng 1,54% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,52 điểm phần trăm. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, bình quân 2 tháng đầu năm 2022 giá gas tăng 18,64% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng 5,8% so với tháng trước làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm do ảnh hưởng của đợt tăng giá vào ngày 21/1, 11/2 và 21/2. Cùng với đó, giá vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 3,92% so với tháng trước do một số đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện kê khai tăng giá phụ thu khi giá xăng dầu tăng và ảnh hưởng của dịch bệnh hạn chế chở số lượng khách.

Ở chiều ngược lại, có 3 nhóm hàng giảm giá: Nhóm giáo dục giảm 3,3% do từ học kỳ I năm học 2021-2022, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn, giảm học phí trong đại dịch. Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,73% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,2% chủ yếu do nguồn cung thịt lợn được đảm bảo nên giá thịt lợn giảm 21,75%.

Tổng cục Thống kê nhận định, năm 2022, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

>>Giảm thuế VAT tác động ra sao tới lạm phát năm 2022?

gf

Giá xăng dầu tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm góp phần làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đi lên.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng năm 2022 (thước đo lạm phát), dưới 4% là không hề dễ dàng. Bởi sức ép lạm phát năm 2022 chịu áp lực tăng khá lớn của cả yếu tố “cầu kéo” và yếu tố “chi phí đẩy” do những nguyên nhân: Thứ nhất, kinh tế thế giới, tuy vẫn chịu ảnh hưởng bất lợi của dịch COVID-19, nhưng đã có những tín hiệu phục hồi khá rõ do đó nhu cầu tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng… phục vụ sản xuất phát triển gia tăng, gây áp lực đẩy giá tăng. Tình hình đó sẽ tác động trực tiếp tác động kéo giá trong nước tăng lên, tạo ra lạm phát chi phí đẩy đối với nền kinh tế nước ta khi mà tỷ lệ chi phí nhập khẩu nguyên, vật liệu, nhiên liệu chiếm tới 37% trong tổng chi phí nguyên, nhiên, vật liệu của nền kinh tế và độ mở của nền kinh tế khá cao.

Thứ hai, kinh tế trong nước cũng bắt đầu khởi sắc kéo theo nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng cho sản xuất, nhu cầu đầu tư, nhu cầu tiêu dùng tăng gây áp lực tăng giá. Bên cạnh đó, việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng sẽ có tác động cộng hưởng đẩy mặt bằng giá lên.

Thứ ba, thực hiện chính sách nới lỏng tài khóa - tiền tệ - theo hướng tăng cung tiền thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế với quy mô lớn nhất từ trước đến nay cũng có sức ép không nhỏ đến mặt bằng giá.

Thứ tư, thiên tai năm 2022 được dự báo có thể diễn ra khắc nghiệt hơn năm 2021, dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, tác động kéo dài, tìm ẩn những rủi ro không lường hết, gây bất ổn đến cung cầu, giá cả và ổn định kinh tế vĩ mô.

Có thể bạn quan tâm

  • Xung đột Nga - Ukraine (Kỳ 1): Tăng trưởng, lạm phát, tiền tệ toàn cầu bị ảnh hưởng ra sao?

    Xung đột Nga - Ukraine (Kỳ 1): Tăng trưởng, lạm phát, tiền tệ toàn cầu bị ảnh hưởng ra sao?

    05:30, 26/02/2022

  • Ba yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát năm 2022

    Ba yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát năm 2022

    11:00, 19/02/2022

  • Giảm thuế VAT tác động ra sao tới lạm phát năm 2022?

    Giảm thuế VAT tác động ra sao tới lạm phát năm 2022?

    07:05, 18/02/2022

  • Giá dầu thô tăng, lạm phát không thể không tăng

    Giá dầu thô tăng, lạm phát không thể không tăng

    04:45, 11/02/2022

  • Lạm phát 2022: Áp lực từ yếu tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”

    Lạm phát 2022: Áp lực từ yếu tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”

    11:00, 10/02/2022

  • Áp lực lạm phát của năm 2022 với kinh tế

    Áp lực lạm phát của năm 2022 với kinh tế

    04:00, 08/02/2022

  • Lạm phát xanh

    Lạm phát xanh

    11:05, 02/02/2022

LINH NGA