Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

P.NAM 24/03/2022 09:29

Hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét.

>>>Hiện đại hóa quản trị doanh nghiệp nhà nước

Báo cáo tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Đến hết năm 2020, Việt Nam còn khoảng gần 500 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 doanh nghiệp do Nhà nước (DNNN) nắm giữ cổ phần chi phối (trong số 350 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước).

Chưa tương xứng

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn đang tập trung hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực: Quốc phòng an ninh (chiếm khoảng 17%); Nông, lâm nghiệp và công trình thủy lợi (40%); Hoạt động xổ số (13%); Hoạt động công ích (đô thị, chiếu sáng, cấp thoát nước…) (14%); Hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác kết hợp mục tiêu sản xuất kinh doanh (16%). Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn chủ yếu hoạt động trong các ngành: Nông lâm, kết cấu hạ tầng cảng biển, giao thông và sản xuất kinh doanh (bất động sản, du lịch, vật liệu xây dựng...), hoạt động công ích (đô thị, chiếu sáng, cấp thoát nước…).

Xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh, năm 2020 doanh thu của khối doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đạt 1.552.397 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2016

Xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh, năm 2020 doanh thu của khối doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đạt 1.552.397 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2016.

DNNN đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao; tạo nguồn doanh thu và thu ngân sách đáng kể. Chỉ riêng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang nắm giữ, mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế (khoảng 0,08% số doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12/2020) nhưng lại nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế (khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh).

Xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh thu của khối doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đạt 1.552.397 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2016 (tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 2016 -2020 là 3%); lợi nhuận trước thuế đạt 122.347 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2016 (tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 2016 -2020 là 1%). Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân cả giai đoạn 2016 - 2020 là 10,46%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân cả giai đoạn 2016 - 2020 là 4,87%, cao hơn khối doanh nghiệp ngoài nhà nước (1,26%).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, việc thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hoá, thoái vốn DNNN đã đạt được một số kết quả. Một là, các cơ chế, chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ, tháo gỡ được những vướng mắc, khó khăn của DNNN.

Hai là, việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tổng giá trị phần vốn nhà nước khi cổ phần hoá bán được là 22.748 tỷ đồng (đạt 23% kế hoạch dự kiến bán, tương đương 11% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp). Tổng giá trị thu về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp từ công tác cổ phần hóa là 36.518 tỷ đồng (đạt 1,6 lần so với giá bán). Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 – 2020: thoái 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng

Ba là, quá trình cải cách và cổ phần hóa DNNN trên đã tạo cơ hội kinh doanh cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Một số lĩnh vực trước đây DNNN chủ yếu thực hiện thì nay đã được điều chỉnh, mở cửa cho khu vực ngoài nhà nước tham gia, góp phần tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường theo hướng có lợi cho người tiêu dùng như trong lĩnh vực viễn thông, lĩnh vực hàng không... Về cơ bản, việc cổ phần hóa DNNN đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản lý; cơ bản đạt được mục tiêu bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

  • Đón cơ hội từ doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn ngoài ngành
  • Doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải theo quy luật “tự sinh, tự diệt”

Tuy nhiên, Bộ trưởng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: Vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét; Hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; năng lực cạnh tranh còn hạn chế; Năng lực đổi mới sáng tạo của các DNNN, đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước; Việc thực hiện các dự án đầu tư mới của DNNN trong thời gian qua không được thúc đẩy; Việc tái cơ cấu toàn diện DNNN vẫn mang tính hình thức…

Nâng cao hiệu quả và giá trị đầu tư

Để sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN, huy động tối đa nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2022-2030, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, trước hết cần thay đổi nhận thức, quan điểm về cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp. Mục tiêu của cổ phần hóa, thoái vốn không phải là rút vốn nhà nước ra khỏi DNNN, thu hẹp phạm vi, quy mô của khu vực DNNN, mà phải là hình thức tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp nói chung và của từng DNNN nói riêng.

Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới là tăng đầu tư, tăng đổi mới sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động để DNNN thực hiện vị trí, vai trò mở đường, dẫn dắt; cùng với khu vực tư nhân trong nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có sức chống chịu tốt hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045 như Đại hội XIII đã xác định.

Hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ

Hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ

Về giải pháp sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN, giải pháp huy động tối đa nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế xã hội Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời rà soát, sửa đổi đồng bộ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (như Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Dầu khí… và các văn bản pháp luật khác có liên quan) để khắc phục vướng mắc, khó khăn phát sinh trong hoạt động đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ban hành Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 làm cơ sở cho các Bộ ngành, địa phương và DNNN thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động. Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của các DNNN cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành…

Thứ hai, đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN đảm bảo DNNN là lực lượng tiên phong dẫn đầu trong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Trong quá trình triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải đảm bảo việc cổ phần hóa, thoái vốn cần theo nguyên tắc và tín hiệu thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả và thu hồi tối đa vốn Nhà nước.

Thứ ba, đẩy mạnh việc huy động nguồn lực của DNNN tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Thứ tư, đổi mới cơ chế, chính sách để DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động và vận hành linh hoạt như các doanh nghiệp tư nhân…

Có thể bạn quan tâm

  • "Nâng cao thể trạng" Doanh nghiệp Nhà nước, giải pháp nào?

    05:30, 20/10/2021

  • Sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp Nhà nước ra sao trong COVID-19?

    Sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp Nhà nước ra sao trong COVID-19?

    15:29, 19/10/2021

  • Giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước?

    Giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước?

    04:05, 17/07/2021

P.NAM