ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: 4 kiến nghị phát triển điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp tự sử dụng
Mô hình điện mặt trời áp mái là công nghệ đột phá cho ngành năng lượng từ trước đến nay, bởi nó có các tính chất đặc biệt thuận lợi như tính phân tán, có mặt ở mọi nơi, và dễ lắp đặt và dễ sử dụng.
>>>Chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà
Phát biểu tại Tọa đàm "Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: Nhu cầu, lợi ích & giải pháp phát triển, chuyên gia năng lượng Phan Công Tiến cho rằng, với đặc thù ưu việt là các hệ thống điện mặt trời khi tự sử dụng được cài đặt không đẩy công suất điện lên lưới điện quốc gia. Do đó, không làm ảnh hưởng đến quá tải đường truyền tải, không ảnh hưởng đến điện áp, chất lượng …Từ đó, ông Tiến chỉ ra 4 lợi ích mà mô hình điện mặt trời áp mái nhà mang lại:
Thứ nhất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng: Trong thời đại ngày nay với nhiều biến động và thách thức, các nhà máy điện có sử dụng nhiên liệu truyền thống như: than đá, dầu, khí sẽ tiềm ẩn rất nhiều rũi ro do tình hình khó khăn trong việc mua sắm nhiên liệu. Vì vậy, các nguồn điện NLTT, trong đó có điện mặt trời, ngoài việc giảm phát thải, còn đem lại việc đảm bảo an ninh năng lượng vì tính chất không mất đi của nó.
"Trong lúc các nguồn vốn đầu tư cho các nhà máy than gần như bị loại bỏ và nguồn vốn để đầu tư các nhà máy điện khác cũng vô cùng khó khăn và hạn chế. Thì việc các doanh nghiệp có thể tự huy động nguồn vốn để tự đầu tư nguồn điện mặt trời để tự sử dụng điện cho mình là điều rất đáng quí và hiếm có từ trước đến nay", ông Phan Công Tiến đánh giá.
Thứ hai, góp phần huy động được các nguồn vốn ngoài Nhà nước để thực hiện cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP26 về việc giảm dần việc sử dụng nguồn điện phát thải lớn như điện than, và dần chuyển dịch sang các nguồn năng lượng tái tạo.
Thứ ba, một điểm quá rõ ràng là vì sao các doanh nghiệp mong muốn sử dụng điện mặt trời áp mái , ngoài việc họ có cơ hôi chuyển đổi xanh, thì lý do lớn nhất phí mua điện mặt trời so giá điện công nghiệp đã rẻ hơn từ 10 đến 15%.
Thứ tư, giải quyết được bài toán giá điện cho toàn quốc: Giá điện bán lẻ bình quân hiện nay cao nhất là giá thương mại và thấp nhất giá điện công nghiệp. Như vậy, hiện nay chúng ta vẫn đang có sự bù chéo từ điện thương mại, do điện công nghiệp chiếm khoảng trên dưới 60%. Từ sự bù chéo này, giá điện công nghiệp hiện nay đang thấp hơn giá thành sản xuất điện, như vậy nếu điện công nghiệp tăng trưởng hàng năm, thì Nhà nước phải phát triển thêm nguồn điện, xây thêm lưới truyền tải, lưới phân phối. Như vậy, rõ ràng khi chi phí đầu tư tăng, thì phải tăng giá điện bù vào, nếu các khu công nghiệp có nguồn solar tự dùng, sẽ giải quyết được một phần như cầu đầu tư, từ đó hạn chế tăng giá điện bán lẻ.
“Đối chiếu với qui định về pháp luật hiện nay việc đầu tư hệ thống điện mặt trời tự dùng hoặc một đơn vị đầu tư hệ thống điện mặt trời và bán lại giá rẻ hơn cho một khách hành sử dụng điện khác là một hoạt động được khuyến kích thực hiện theo Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị và không vi phạm Luật Điện lực hiện hành. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro, thì cơ quan chức năng cần sớm ban hành hướng dẫn, cũng như qui định để đảm bảo thuận lợi cho việc phát triển mô hình này”, chuyên gia năng lượng Phan Công Tiến nhấn mạnh.
>>>Điện mặt trời mái nhà đang là xu thế của ngành công nghiệp
Chuyên gia Phan Công Tiến cho rằng, mô hình này cần được Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích mạnh mẽ và thủ tục thông thoáng để phát triển, tránh tạo các rào cản nhằm góp phần giải quyết an ninh năng lượng cho mỗi doanh nghiệp và an ninh năng lượng cho đất nước. Do đó, ông Tiến đề xuất 4 kiến nghị cho việc phát triển mô hình điện mặt trời mái nhà cho các doanh nghiệp tự sử dụng.
Một là, để tạo điều kiện thông thoáng, bãi bỏ các cơ chế “xin cho”, việc xây dựng hệ thống điện mặt trời mái nhà tự dùng không cần thiết có thỏa thuận đấu nối. Bởi hệ thống này không thực hiện mua bán với điện lực, điểm đấu nối cũng không nối trực tiếp vào điện lực, nối trong nội bộ hệ thống điện là sở hữu của doanh nghiệp và người dân, hệ thống sử dụng zero export không đẩy công suất lên lưới, ko gây quá tài hay ảnh hưởng gì đến đặc điểm dành cho điểm đấu nối nên không cần có thỏa thuận đấu nối.
Hai là, Bộ Công Thương cần ban hành cụ thể tiêu chuẩn Inverter. Vì đây là thiết bị chủ yếu kết nối với lưới điện và ảnh hưởng các yếu tố của lưới điện như tần số, dòng điện, điện áp, chất lương điện năng.
Ba là, các Điện lực sẽ kiểm tra các tiêu chuẩn ở giai đoạn kiểm soát giai đoạn đóng điện.
Bốn là, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về qui trình phát triển hệ thống điện mặt trời qui mô nhỏ, kiến nghị qui trình kiểm soát hệ thống điện mặt trời tự sử dụng gồm 2 bước sau: Bước 1: Trong giai đoạn Xây dựng, chủ đầu tư chịu trách nhiệm thuê đơn vị Thiết kế - Lắp đặt có năng lực theo qui định về hoạt động xây dựng của Nhà nước. Trong bước này, chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị tư vấn, lắp đặt xin các giấy phép cần thiết như Giấy phép xây dựng, giấy phép PCCC.
Bước 2: Giai đoạn đóng điện: Chủ đầu tư cần mời đại điện Sở Công thương hoặc Phòng Quản lý điện năng cấp huyện cùng với đại diện điện lực kiểm tra các điều kiện vận hành Inverter đảm bảo điều kiện vận hành. Và phát hành chứng chỉ hoàn thành và đóng điện.
Ngoài ra, chuyên gia Phan Công Tiến cũng kiến nghị Nhà nước nên xem xét để yêu cầu EVN mua một phần điện từ các hệ thống điện này trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng còn dư để tránh lãng phí, tăng thêm hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp, đồng thời giúp giảm giá thành bán lẻ điện.
Có thể bạn quan tâm
ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: 7 vướng mắc đang hiện diện
16:23, 22/06/2022
ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: Doanh nghiệp không nên tự đầu tư
15:29, 22/06/2022
ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
14:30, 22/06/2022
Chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà
11:00, 22/06/2022
Điện mặt trời mái nhà đang là xu thế của ngành công nghiệp
02:00, 17/06/2022
Sử dụng điện mặt trời mái nhà: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
05:00, 14/06/2022