Phát triển kinh tế số còn nhiều rào cản
Thời gian quan, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hiện vẫn còn nhiều rào cản trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế số.
>>>Cà Mau: Chuyển đổi số tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
>>>Kết nối Doanh nhân nữ: Cùng nhau phát triển trong nền kinh tế số
Kinh tế số ngày càng giữ vai trò quan trọng
Theo các chuyên gia, kinh tế số là nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng) mà công nghệ số được áp dụng.
Hiện nay, kinh tế đang trở thành xu thế của thời đại, được nhiều quốc gia theo đuổi. Trên thế giới, kinh tế số đã mang lại rất nhiều ưu thế cho các công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều ít nhiều có liên quan tới những nền tảng số, kinh tế số (Google, Apple, Amazon, Microsoft hay Alibaba). Trên phương diện quốc gia, kinh tế số đã chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Ví như, với Trung Quốc, kinh tế số của quốc gia này đã chiếm 37% GDP (năm 2019). Nhiều doanh nghiệp kinh tế số Trung Quốc đã trở thành những “gã khổng lồ” công nghệ, với năng lực phát triển và khả năng cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN. Tính đến cuối năm 2020, cả ba nhà mạng điện thoại di động lớn trong nước là Viettel, VNPT và Mobifone đều đồng loạt công bố vùng phủ sóng, chính thức thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 5G, đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ này, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số. Còn theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020”, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số, dẫn đầu khu vực cùng với Indonesia. Nền kinh tế số tại Việt Nam từ 3 tỷ USD năm 2015 đã tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2019 và 14 tỷ USD năm 2020. Dự kiến đến năm 2025 bứt phá lên 52 tỉ USD. Còn theo một báo cáo khác, kinh tế số của Việt Nam năm 2021 có giá trị khoảng 163 tỷ USD (chiếm 8,2% GDP). Dư địa phát triển của các cấu phần kinh tế số rất lớn, góp phần vào tăng tưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm, có nhiều giải pháp thúc đẩy và chuyển đổi sang nền kinh tế số. Ví như Nghị quyết số 52/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặt mục tiêu đến năm 2025 nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 20% GDP; Quyết định số 749/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm khoảng 20% GDP.
Đặc biệt, ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chiến lược cũng nhắc lại mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP, trong đó tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%Đ
>>>Ngành du lịch Việt: Định hình vòng quay kinh tế số
>>>5 yếu tố để TP.HCM phát triển kinh tế số
3 trụ cột để thúc đẩy phát triển kinh tế số
Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, vẫn còn nhiều rào cản làm hạn chế sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công ty LitCommerce, cho rằng kinh tế số tạo ra không gian phát triển mới, mở ra cơ hội tăng trưởng với tốc độ cao và bền vững.
Theo ông Hải, rào cản lớn nhất của chuyển đổi số là văn hóa chứ không phải là công nghệ. Bởi công nghệ hiện tại đã tương đối để đủ để các doanh nghiệp có thể áp dụng trong lĩnh vực chuyển đổi số. Do đó, có thể thấy rằng, cần đẩy nhanh và quyết liệt hơn nữa trong quá trình chuyển sang nền kinh tế số của Việt Nam bằng hệt thống giải pháp đồng bộ từ quan điểm, nhận thức của cộng đồng, hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng hạ tầng số, đào tạo nhân lực cho kinh tế số… thì mới có thể đạt được mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP và đến năm 2030 hướng đến kinh tế số chiếm 30% GDP.
Còn theo bà Trần Thị Thu Trang, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel (HanelPT), chuyển đổi số là xu hướng tất yếu với Việt Nam. Tuy nhiên, chặng đường sắp tới Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức bởi chúng ta vẫn là quốc gia đang phát triển. Những rào cản này bao gồm các quy định pháp lý, khả năng kết nối kỹ thuật số, thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng số. Những rào cản này không phải ngày một ngày hai có thể khắc phục được, đặc biệt là nguồn lực.
Để kinh tế số phát triển đúng hướng, đóng góp lớn vào cơ cấu nền kinh tế bà Trần Thị Thu Trang cho rằng, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, sớm phê duyệt quy hoạch các chương trình, các gói hỗ trợ tài chính để phục vụ chuyển đổi số ở các cấp độ khác nhau. Từ đó, đặt trọng tâm cho các doanh nghiệp tái cấu trúc mạnh mẽ để phù hợp các mô hình và xu hướng mới đã hình thành trong và sau đại dịch Covid-19.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để phát triển kinh tế số tại Việt Nam, cần tập trung vào 3 trụ cột. Đó là phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước; Thứ hai, nâng cao kỹ năng số cho người lao động và sinh viên; Thứ ba, phát triển môi trường thuận lợi cho thương mại số phát triển. Nếu thực hiện thành công các giải pháp này, thì các mục tiêu về phát triển kinh tế số sẽ sớm hoàn thành.
Có thể bạn quan tâm
Ngành du lịch Việt: Định hình vòng quay kinh tế số
04:00, 12/06/2022
MobiFone và UBND tỉnh Vĩnh Long: Hợp tác chuyển đổi số với ba trụ cột Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số
18:33, 28/07/2022
Xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số: Thúc đẩy phát triển kinh tế số
04:00, 25/02/2022
5 yếu tố để TP.HCM phát triển kinh tế số
15:20, 15/04/2022