5 yếu tố để TP.HCM phát triển kinh tế số

Diendandoanhnghiep.vn Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022, ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông (Bộ TTTT) đã chỉ ra 5 yếu tố giúp TP.HCM phát triển kinh tế số.

>>>Kinh tế số - Động lực tăng trưởng và phát triển TP.HCM trong tương lai

Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022 với chủ đề

Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022 thu hút hơn 900 đại biểu và doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia - Ảnh: Đình Đại.

Theo ông Dũng, chuyển đổi số, hiểu một cách đơn giản nhất, là đưa toàn bộ hoạt động của người dân, doanh nghiệp và chính phủ lên môi trường số một cách an toàn. Mọi người có thể nghĩ, lên môi trường số thì mất an toàn, nhưng đúng ra, lên môi trường số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng đúng cách thì an toàn hơn. Cũng giống như chữ ký số thì an toàn hơn chữ ký tươi.

“Trước đây, chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin thì mới đưa một phần, vì vậy, nhiều lúc vẫn là quy trình kép, vừa bản điện tử, vừa bản giấy, nên có lúc là nửa vời và chưa mang lại hiệu quả đột phá. Chuyển đổi số là toàn trình. Trong quá trình chuyển đổi ấy, thể chế đóng vai trò quan trọng nhất. Thể chế động viên người dám làm và bảo vệ dám làm”, ông nói.

Ông cho biết, TP.HCM đủ tiềm năng để phát triển toàn diện cả 3 thành phần kinh tế số. Dư địa phát triển kinh tế số TP.HCM trong ngắn hạn và trung hạn nằm ở phát triển kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành, lĩnh vực. Nhưng để phát triển kinh tế số thì TP.HCM cần xem xét ở 5 yếu tố:

Một là nhân tài. Các trung tâm công nghệ lớn thường được đặt xung quanh các trung tâm giáo dục lớn về khoa học công nghệ để tận dụng nhân lực từ những cơ sở này. TP. HCM hãy xem một trong những việc đáng làm nhất để phát triển kinh tế số là thu hút nhân tài công nghệ từ khắp thế giới về khởi nghiệp, làm việc ở TP.HCM bằng các cơ chế chính sách ưu đãi "thực tế" và "thực sự hấp dẫn". Đây là cách căn cơ và nhanh nhất để phát triển kinh tế số nhanh và bền vững.

Hai là doanh nghiệp số để hiện thực hóa các mô hình số. Nền kinh tế số phát triển được phải bằng việc hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế thực. Do vậy cần sử dụng chuyển đổi số như là một động lực để thúc đẩy nâng cấp các ngành truyền thống. Từ đây mới giúp thúc đẩy kinh tế số bền vững và rộng khắp. Việt Nam có 100 triệu dân, 9 triệu hộ nông dân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 1 triệu doanh nghiệp, 70 nghìn nhà máy sản xuất, 44 nghìn trường học, 14 nghìn cơ sở y tế, 3000 doanh nghiệp vận tải.

“Điểm đột phá là TP. HCM hãy là cái nôi của những doanh nghiệp nền tảng số xuất sắc, tìm cách phổ cập thật nhanh các nền tảng số phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân Thành phố, của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp Thành phố, của doanh nghiệp Việt Nam. Chiến lược quốc gia đã nêu tên 54 nền tảng số cụ thể, trong đó, năm 2022 này xác định 35 nền tảng số ưu tiên triển khai trước. TP. HCM hãy lựa chọn và công bố các nền tảng số mà TP lưạ chọn ưu tiên triển khai trước”, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

Ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

Ba là hệ sinh thái cho doanh nghiệp công nghệ số. Các doanh nghiệp công nghệ số hoạt động theo cách rất khác doanh nghiệp truyền thống, ví dụ như : Cơ chế sandbox vì đại đa số mô hình kinh tế số tiềm năng đều đi trước luật và quy định; Kênh đầu tư mạo hiểm, có thể huy động và góp vốn cho startup với các yêu cầu thoáng hơn so với các kênh huy động vốn truyền thống như ngân hàng. Hạ tầng điện, Hạ tầng mạng, hạ tầng tính toán, lưu trữ: tất cả doanh nghiệp số đều cần hạ tầng số, nên hạ tầng mạnh mới hỗ trợ được; Tinh thần, văn hóa khởi nghiệp & sự tin tưởng vào người trẻ.

Bốn là sự sẵn sàng để huy động nguồn lực vật lý vào môi trường số, bởi vì kinh tế số vẫn phải dựa vào những nguồn lực vật lý nhất định, do đó các nguồn lực vật lý sẵn có càng sẵn sàng ở dạng số hóa bao nhiêu, càng dễ dàng tạo nên kinh tế số bấy nhiêu. VD: thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những điều kiện cơ bản để thúc đẩy thương mại điện tử.

Năm là tài sản số và lợi nhuận số được pháp luật công nhận và bảo vệ. Bởi nếu nếu tài sản số không được bảo vệ thì cũng sẽ không có kinh tế số vì các doanh nghiệp sẽ không có động lực tạo ra của cải số/lợi nhuận số nếu sau đó họ không giữ được. Công thức thành công của người Việt Nam là Nhỏ - Nhanh - Gần và Cơ động. Khi người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, họ thấy được lợi ích và sẽ phát triển kinh tế số và xã hội số.

“Mỗi người dân có cơ hội trở thành một “doanh nhân số”. Mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ sản xuất kinh doanh có cơ hội trở thành một “doanh nghiệp số”. Chuyển đổi số thành công thì cần nhỏ tới mức từng người dân, từng doanh nghiệp, từng tổ chức nhỏ. Vì nhỏ nên có thể nhanh, linh hoạt. Chuyển đổi số thì cá nhanh thắng cá chậm, chứ không phải cá to nuốt cá bé”, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 5 yếu tố để TP.HCM phát triển kinh tế số tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711625479 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711625479 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10