Gia tăng vi phạm pháp luật về bảo hiểm
Từ năm 2009 đến nay, tình trạng doanh nghiệp giải thể, có chủ bỏ trốn xảy ra ngày càng nhiều và có ở hầu hết các địa phương.
Thực trạng này đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục ngàn người lao động, song đến nay vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để…
Theo Vụ Thanh tra - Kiểm tra (BHXH Việt Nam), thời gian qua Đoàn thanh tra đã phát hiện 44.460 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng (bao gồm cả lãi) là hơn 125,3 tỷ đồng; 47.393 lao động tham gia thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng (bao gồm cả lãi) là hơn 53,3 tỷ đồng.
Vi phạm pháp luật về bảo hiểm ngày càng nhiều
Nếu như trước năm 2016, các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT gia tăng, xảy ra ở tất cả khâu như lập tờ khai cấp sổ lần đầu, quy trình cấp lại sổ BHXH, ghi và xác nhận thời gian công tác, thời gian tham gia BHXH; thu, nộp BHXH, BHYT; quản lý hồ sơ, giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT; sử dụng khoản tiền đóng góp vào quỹ BHXH, BHYT không đúng quy định. Thì từ năm 2016 đến nay, các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này vẫn diễn biến phức tạp, các hình thức trục lợi quỹ BHXH của các cá nhân, đơn vị ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT xảy ra ở hầu hết địa phương với mức độ ngày càng nhiều.
Có thể bạn quan tâm
EVN giải quyết yêu cầu của khách hàng theo phương châm “Điện lực đến với khách hàng”
11:27, 26/07/2019
EVNNPC biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến
15:49, 23/07/2019
EVN bán đấu giá 11,29 triệu cổ phiếu TV4 với giá khởi điểm 59.400 đồng/cp
15:00, 28/06/2019
EVNCPC bảo đảm cấp điện ổn định cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019
09:36, 19/06/2019
Theo Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ, việc tội phạm hóa một số hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm không chỉ thể hiện các hành vi vi phạm này có tính chất phổ biến và gây nguy hiểm đáng kể cho x ã hội đến mức phải dùng loại chế tài nghiêm khắc nhất - chế tài hình sự để xử lý, mà còn thể hiện rõ quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo vệ và phát triển hệ thống an sinh xã hội.
Tăng cường ngăn chặn nợ BHXH, BHYT
Để giảm thiểu nợ đọng BHXH, BHYT và bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho NLĐ, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố xác định nguyên nhân nợ đối với từng đơn vị, doanh nghiệp để có giải pháp phù hợp.
Cụ thể, yêu cầu cán bộ chuyên quản bám sát đơn vị, doanh nghiệp để đôn đốc đóng; thực hiện thanh tra tra đột xuất tất cả các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT từ 3 tháng trở lên; yêu cầu các đợt thanh tra phải có quyết định xử lý và gửi kết quả xử lý đến cơ quan chức năng (Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát…) nhằm mục đích báo cáo, làm căn cứ xử lý hình sự sau này. Trường hợp nào cố tình trốn đóng, phải kiến nghị cơ quan Công an điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc hướng dẫn NLĐ tố giác hành vi vi phạm tới cơ quan Công an để xử lý theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, cơ quan BHXH các địa phương còn công khai danh sách các đơn vị, DN nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo “sức ép” từ dư luận xã hội; thực hiện tốt việc bàn giao sổ cho NLĐ để họ kịp thời nắm được tiến độ đóng BHXH, từ đó chủ động đấu tranh với chủ sử dụng lao động trong trường hợp có vi phạm...