Tín chỉ RECs vẫn có được từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà
Các dự án điện mặt trời mái nhà ngoài việc được tận dụng nguồn điện năng lượng tái tạo, thì có thể phát hành và bán tín REC để tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp.
>>Chìa khóa xanh của doanh nghiệp
Việc cam kết thực hiện giảm phát thải ròng về “0” vào năm 2050 càng thúc đẩy Việt Nam triển khai mạnh mẽ các hoạt động cắt giảm khí nhà kính ở các hầu hết các lĩnh vực. Riêng lĩnh sản xuất, ngoài sử dụng năng lượng tái tạo từ hệ thống, nhà máy điện mặt trời, điện gió thì các nhà máy có thể mua tín chỉ RECs để khấu trừ vào hạn ngạch phát thải thừa carbon ra môi trường.
Ở chiều ngược lại, các nhà máy năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời hoặc hệ thống điện mặt trời mái nhà có thể đăng ký để phát hành, bán tín chỉ RECs. Như vậy có thể thấy, các nhà máy điện năng lượng tái tạo không những được bán điện với mức giá ưu đãi hoặc tận dụng được nguồn năng lượng xanh mà còn có thể tách riêng lợi ích từ việc bán điện và bán thêm tín chỉ RECs cho đơn vị thu mua RECs giúp tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp.
Đánh giá về thị trường tiêu thụ RECs, đại diện Công ty ALENA cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhu cầu rất lớn và đầy tiềm năng để giao dịch mua và bán tín chỉ RECs. Bởi những năm gần đây nhờ chính sách khuyến khích từ Đảng và Chính phủ, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu ASEAN về phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó tỷ lệ các nguồn điện gió và mặt trời, chiếm tới 27% tổng công suất nguồn điện. Theo đó đây là những nhà máy năng lượng cung cấp một lượng REC vô cùng lớn ra thị trường mỗi năm.
Chưa kể hàng nghìn hệ thống điện mặt trời mái nhà trên toàn quốc, đây là những công trình năng lượng sản xuất điện năng quy mô nhỏ nhưng vẫn có thể đăng ký bán tín chỉ RECs.
>>Cần hoàn thiện chính sách để phát triển thị trường carbon
>>Áp lực thuế carbon với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đó là nguồn cung RECs còn quá ít bởi suy nghĩ của các chủ đầu tư sở hữu các hệ thống điện mặt trời mái nhà còn ít thông tin hoặc chưa hiểu về thị trường RECs. Đa phần các chủ đầu tư cho rằng, tín chỉ RECs chỉ được bán 01 lần duy nhất nên không đáng bỏ công sức để triển khai giao dịch. Điều này làm lãng phí một lượng lớn tín chỉ RECs bỏ đi mỗi năm.
Hai là giá cả thu mua RECs bị đồn thổi ở mức 1usd hoặc 2usd hoặc thậm chí là 3usd, làm dấy lên sự hoài nghi về mức giá giao dịch RECs trên thị trường. Những lo lắng này khiến các chủ đầu tư còn băn khoăn xem xét và cho rằng tín chỉ RECs có giá cao và đang bị ép giá nên đã bỏ qua thời gian bán RECs.
Theo đó đại diện doanh nghiệp thu mua RECs cho biết, rất nhiều chủ đầu tư nhà máy điện năng lượng tái tạo nhỏ suy nghĩ về giá trị của tín chỉ và bỏ lỡ cơ hội bán tín chỉ RECs hằng năm là điều đáng tiếc, vì loại tín chỉ này chỉ được mua tính theo thời điểm cụ thể của giao dịch.
Chẳng hạn mỗi năm, tổ chức IREC sẽ chỉ phát hành tín chỉ RECs cho năm trước đó, ví dụ sản lượng điện mặt trời năm trước năm 2022 không phát hành ra tín chỉ IREC thì sẽ không còn được sử dụng để đăng ký phát hành tín chỉ RECs ở năm 2023. Do đó để giúp cân bằng thị trường, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tín chỉ IREC cho khách hàng cần mua REC, Công ty Alena khuyến nghị các chủ nhà máy điện mặt trời hãy đăng ký phát hành tín chỉ RECs và bán RECs để hưởng lợi từ thu nhập này, khoảng thu này giúp chủ nhà máy tiết giảm được kinh phí duy trì doanh nghiệp, dùng để chi trả phí sửa chữa hệ thống, vận hành, vệ sinh hệ thống điện....
Tại Việt Nam Công ty TNHH Công Nghệ Năng Lượng Alena (Alena Energy) là đơn vị tiên phong về thu mua tín chỉ RECs. Bởi công ty có đầu ra là các khách hàng lớn, tiềm năng có như cầu sử dụng hàng triệu RECs mỗi năm, nên ALENA rất mong muốn được hợp tác với các nhà máy năng lượng tái tạo trong các giao dịch thu mua RECs. Công ty cũng được ủy quyền thực hiện dịch vụ liên quan đến các Chứng chỉ năng lượng tái tạo (Renewable Energy Certificates – RECs) thực hiện các giao dịch đăng ký, mua, bán và sử dụng RECs trên toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Cần hoàn thiện chính sách để phát triển thị trường carbon
04:50, 14/03/2023
Nghiên cứu nhiên liệu sinh học: Bước đi mới trong hành trình Trung hòa carbon của Toyota
15:43, 17/03/2023
Áp lực thuế carbon với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU
03:00, 11/02/2023
Cam kết giảm carbon và lo ngại "hiệu ứng cánh bướm" ngành vận tải biển
04:00, 21/11/2022
Hydrogen xanh góp phần giảm phát thải carbon ở Việt Nam
15:00, 19/10/2022