Cần hoàn thiện chính sách để phát triển thị trường carbon

Diendandoanhnghiep.vn Với xu hướng giảm phát thải, doanh nghiệp sản xuất sẽ thực hiệnmục tiêu chuyển đổi năng lượng hoặc mua tín chỉ carbon, tín chỉ Rec để khấu trừ vào hạn ngạch CO2 đã thải ra môi trường.

>>Cần triển khai công cụ định giá carbon tại Việt Nam

Tín chỉ carbon là giấy phép cho phép mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh phát thải khí CO2. Mỗi tín chỉ carbon được xác nhận là 1 tấn CO2, hoặc 1 tấn khí nhà kính khác quy đổi ra 1 tấn CO2, (viết tắt là CO2e). Khi giao dịch, một tín chỉ carbon được quy ước tương đương với một tấn khí CO2 (hoặc khí nhà kính).

Ngoài việc sử dụng điện mặt trời mái nhà, Tập đoàn Lego đã bắt đầu trồng 50.000 cây xanh gần khu vực xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam

Ngoài việc sử dụng điện mặt trời mái nhà, Tập đoàn Lego đã bắt đầu trồng 50.000 cây xanh gần khu vực xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam

Hiện các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang bắt buộc tham gia chương trình được khống chế mức trần về đơn vị carbon. Mức trần này sẽ được giảm dần theo thời gian, nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Số lượng tín chỉ carbon được phép giao dịch nằm trong mức trần đó. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi doanh nghiệp được ấn định “hạn ngạch” phát thải hàng năm nhất định; nếu vượt qua mức đó sẽ bị phạt.

>>Áp lực thuế carbon với doanh nghiệp xuất khẩu vào EU

Do đó, để tránh bị phạt trong trường hợp vượt ngưỡng, họ phải mua lại “quyền” phát thải của các doanh nghiệp khác. Trong trường hợp không dùng hết hạn ngạch phát thải được cho phép, họ có thể bán lại cho doanh nghiệp khác đang cần.

Chia sẻ với DĐDN, một doanh nghiệp FDI cho biết, hiện nay theo yêu cầu của chủ đầu tư tại Tập đoàn mẹ tại nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam sẽ cam kết giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Như vậy từ nay đến 2030 doanh nghiệp chỉ còn hơn 6 năm để thực hiện mục tiêu này. Với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu khác, nếu không thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng kết hợp với sử dụng năng lượng sạch, thì việc phải mua tín chỉ carbon hoặc tín chỉ REC sẽ sớm được áp dụng.

Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2020.

Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2020.

Hiện Việt Nam đang tham gia chương trình sẵn sàng thực hiện thị trường carbon cho giai đoạn từ nay đến năm 2030, đồng thời sẽ hoàn thiện thể chế, triển khai thí điểm một số lĩnh vực để sau năm 2027 sẽ vận hành được thị trường carbon trong nước.

Từ 2023 đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, các hoạt động trao đổi hạn ngạch và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Từ năm 2028 trở đi sẽ tổ chức vận hành giao dịch tín chỉ carbon chính thức.

Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên - Môi trường cùng các Bộ, ngành liên quan sẽ lên kế hoạch chuẩn bị cho việc vận hành thị trường carbon, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước có cơ hội triển khai các chương trình, dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tạo tín chỉ carbon để tham gia thị trường. Đồng thời góp phần đạt được mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế.

Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay, việc công nhận và phát hành tín chỉ carbon vẫn phụ thuộc vào bên thứ 3 là các tổ chức hoặc các cơ chế tín chỉ quốc tế.

Để tạo lập khung khổ pháp lý cho sự vận hành thị trường này, gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải và hấp thụ khí nhà kính; tham gia phát triển thị trường carbon trong nước...

Mới đây trong dự thảo đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, đến năm 2025 Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon. Nhưng nếu không thí điểm từ bây giờ, sẽ còn rất nhiều vấn đề liên quan đến năng lực kỹ thuật của các bên tham gia thị trường cần giải quyết.

Theo đó các chuyên gia kiến nghị, để phát triển thị trường carbon và cần có sự chủ động tham gia của doanh nghiệp, đồng thời hoàn thiện các chính sách cho thị trường này, bao gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định của pháp luật về phát triển thị trường carbon, phấn đấu đến năm 2025 sàn giao dịch tín chỉ carbon tiến hành vận hành thí điểm.

Thứ hai, về vai trò chủ động của doanh nghiệp, nếu họ sản xuất dẫn đến phát thải khí nhà kính, thì cần chủ động xác định lượng phát thải. Còn đối với doanh nghiệp trung gian kinh doanh thông qua dịch vụ thị trường tín chỉ carbon cần có sự chủ động chuẩn bị tìm hiểu thị trường, dự báo khả năng thị trường, nguồn lực đầu tư và hạ tầng kỹ thuật tham gia thị trường.

Thứ ba, cần có sự chủ động tham gia của doanh nghiệp một cách tích cực, hiệu quả, rất cần các cơ quan có vai trò hỗ trợ doanh nghiệp như: các Hiệp hội doanh nghiệp chủ động giúp đỡ doanh nghiệp trong việc nâng cao nhận thức về thị trường carbon, kết nối doanh nghiệp.

Thứ tư, Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ về hạ tầng và công tác hành chính giúp doanh nghiệp có cơ hội tham gia thị trường này một cách thuận lợi nhất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần hoàn thiện chính sách để phát triển thị trường carbon tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713614341 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713614341 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10