Lạm phát leo thang, vàng vượt ngưỡng 70 triệu đồng/lượng

ĐÌNH ĐẠI 19/04/2022 04:50

Những căng thẳng giữa Nga và Ukraine cuối tuần qua kéo theo áp lực lạm phát leo thang toàn cầu đã hỗ trợ vàng tăng mạnh.

>>>“Cơn gió ngược” nào cản giá vàng tuần tới?

Tại thị trường trong nước, trong phiên giao dịch chiều ngày 18/4, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều điều chỉnh tăng giá bán vàng miếng từ 300.000 đồng – 550.000 đồng/lượng. Qua đó đưa giá vàng miếng SJC trong nước vượt ngưỡng 70.000.000 đồng/lượng.

Giá vàng miếng trong nước hiện vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 14,8 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 69.650.000 đồng/lượng chiều mua vào, tăng 450.000 đồng/lượng và bán ra đạt 70.250.000 đồng/lượng, tăng 400.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch trước đó. Mức điều chỉnh này được Công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Chênh lệch biên độ mua – bán được thu hẹp lại còn 600.000 đồng/lượng.

Tương tự, thương hiệu DOJI Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 69.600.000 đồng/lượng chiều mua vào, tăng 450.000 đồng/lượng và bán ra đạt 70.200.000 đồng/lượng, tăng 350.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày 17/4.

Cùng thời điểm trên, thương hiệu Phú Quý SJC tăng giá vàng miếng SJC, với mức tăng 500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 450.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày trước đó, lần lượt đạt 69.600.000 đồng và 70.200.000 đồng/lượng. Ngân hàng Sacombank niêm yết vàng miếng SJC loại 1 lượng ở mức giá 69.350.000 đồng/lượng chiều mua vào và 69.950.000 đồng/lượng chiều bán ra, không tăng so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua.

Trong khi đó, ngân hàng MSB tăng 660.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, nhưng lại giảm 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, so với chốt phiên giao dịch ngày 17/4. Hiện đơn vị này niêm yết giá mua – bán vàng miếng SJC với mức giá 68.560.000 đồng/lượng mua vào và bán ra 69.900.000 đồng/lượng. Chênh lệch biên độ giữa mua và bán của nhà băng này cũng được thu hẹp còn 1.340.000 đồng/lượng.

Cùng chung với đà tăng của vàng miếng SJC, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ cũng được điều chỉnh tăng lên 400.000 đồng/lượng ở chiều mua và 300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày 17/4, đồng thời áp dụng cho cả hai thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội. Hiện giá mua bán vàng nhẫn của thương hiệu này đang ở mức giá 56.300.000 đồng và 57.300.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC với vàng trang sức hiện đang ở mức 12.950.000 đồng/lượng.

>>>Lạm phát tăng nóng, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?

Giá vàng thế giới sáng 18/4 tăng 14 USD/ounce, lên 1.988 USD/ounce, so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, có lúc kim loại quý tăng lên 1.990,5 USD/ounce. Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 55,2 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC trong nước khoảng 14,8 triệu đồng/lượng.

Những căng thẳng giữa Nga và Ukraine cuối tuần qua kéo theo áp lực lạm phát leo thang toàn cầu đã hỗ trợ vàng tăng mạnh. Nguồn: kitco.com.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine cuối tuần qua kéo theo áp lực lạm phát leo thang toàn cầu đã hỗ trợ vàng tăng mạnh. Nguồn: kitco.com.

Những căng thẳng giữa Nga và Ukraine cuối tuần qua kéo theo áp lực lạm phát leo thang toàn cầu đã hỗ trợ vàng tăng mạnh. Chỉ số CPI tháng 3 của Mỹ đã tăng vọt lên mức 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 12/1981.

Không những Mỹ, lạm phát ở các nước khác cũng gia tăng. Để kiềm chế lạm phát, các nước đã tăng lãi suất cũng như siết chặt chính sách tiền tệ như Ngân hàng Trung ương New Zealand và Ngân hàng Trung ương Canada đã tăng 50 điểm phần trăm lãi suất cơ bản; Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng lên kế hoạch chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng trong năm nay để đối phó lạm phát.

Nhận định về hướng đi của vàng trong tuần này, các chuyên gia cho rằng sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD sẽ là trở ngại lớn trên con đường chinh phục mốc 2.000 USD của vàng.

Chủ tịch Asset Management - Adrian Day nhận định, thị trường có thể chứng kiến một đợt giảm giá vàng vào tuần này, nhưng mức độ không đáng lo ngại.

Về dài hạn, vàng vẫn còn nhiều cơ hội để tăng ghía khi lạm phát tăng cao và các ngân hàng trung ương đồng loạt tăng lãi suất. Ngoài ra, xung đột Nga - Ukraine ngày một căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu khiến vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn được giới đầu tư lựa chọn. So với các tuần trước, giá dầu đã giảm nhưng giá hàng hóa trên toàn cầu vẫn ở mức cao.

Theo Adam Button của Forexlive.com, thị trường ngày càng tin vào một đợt tăng giá hàng hóa dài hạn cùng với sự suy yếu của tất cả các loại tiền tệ chính. Nếu vàng có thể vượt qua mức 2.000 USD/ounce thì đỉnh kép sẽ bị phá vỡ và động lực tăng sẽ còn lớn hơn.

Còn ông Frank Cholly, Chiến lược gia thị trường cấp cao của RJO Futures cho rằng, trên đường chinh phục mốc 2.000 USD/ounce, vàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xuyên thủng mức mức 1.975 USD/ounce so với mức 2.000 USD. Theo chuyên gia này, đồng USD có lẽ là yếu tố lớn nhất kìm hãm đà tăng của vàng. Nếu USD giảm sâu xuống phạm vi 99-98, vàng có thể dễ dàng vượt qua mức 2.000 USD.

Có thể bạn quan tâm

  • “Cơn gió ngược” nào cản giá vàng tuần tới?

    “Cơn gió ngược” nào cản giá vàng tuần tới?

    05:30, 17/04/2022

  • Lạm phát tăng nóng, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?

    Lạm phát tăng nóng, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?

    05:30, 10/04/2022

  • Chế độ bản vị vàng kiểu Nga tác động thế nào đến giá vàng?

    Chế độ bản vị vàng kiểu Nga tác động thế nào đến giá vàng?

    05:30, 03/04/2022

  • Báo cáo việc làm của Mỹ tạo cú sốc với giá vàng tuần tới?

    Báo cáo việc làm của Mỹ tạo cú sốc với giá vàng tuần tới?

    05:30, 27/03/2022

  • Giá vàng sẽ sớm lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce?

    Giá vàng sẽ sớm lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce?

    11:30, 21/03/2022

  • Diễn biến

    Diễn biến "giật cục", giá vàng trong nước vẫn chênh lệch cao so với giá vàng thế giới

    16:18, 09/03/2022

ĐÌNH ĐẠI