Diễn biến "giật cục", giá vàng trong nước vẫn chênh lệch cao so với giá vàng thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Sau nhiều phiên tăng giá mạnh, kéo giá vàng trong nước lên mức cao nhất mọi thời đại (74 triệu đồng/lượng), giao dịch của thị trường vàng đột ngột "tắt tiếng" cùng với đà giảm “sốc” chiều nay.

>>>Giá vàng “nhảy múa”, ai "nắm đằng chuôi"?

Tại thị trường trong nước, trong phiên giao dịch chiều ngày 9/3, do lực bán vàng trên thị trường tăng mạnh, các thương hiệu kinh doanh vàng miếng trong nước đồng loạt giảm “sốc” giá vàng. Đặc biệt, có doanh nghiệp giảm đến 2.300.000 đồng/lượng.

Áp lực bán ra mạnh khiến giá vàng trong nước giảm sâu -

Áp lực bán ra mạnh khiến giá vàng trong nước giảm sâu - Người dân giao dịch mua bán vàng tại TP HCM. Ảnh: Đình Đại.

Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc đá quý Sài Gòn giảm giá vàng miếng SJC với mức giảm 1.900.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. Hiện giá mua-bán vàng của doanh nghiệp này còn 68.300.000 đồng và 70.300.000 đồng/lượng. Mức giảm giá này được Công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Chênh lệch biên độ mua – bán đạt 2.000.000 đồng/lượng.

Tương tự, thương hiệu DoJI Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 68.000.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 1.500.000 đồng/lượng và bán ra còn 70.000.000 đồng/lượng, giảm 2.000.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày 6/3.

Cùng thời điểm trên, thương hiệu Phú Quý SJC giảm giá vàng miếng sâu nhất, với mức giảm 1.700.000 đồng/lượng chiều mua vào và 2.300.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày 8/3, còn 67.500.000 đồng/lượng mua vào bán ra chỉ còn 69.500.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, ngân hàng MSB giảm giá vàng miếng SJC thấp nhất trong phiên giao dịch chiều nay, với mức giảm chỉ 300.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán, đạt 71.100.000 đồng/lượng và 73.400.000 đồng/lượng. Do có mức giảm giá thấp nhất, nên giá mua – bán vàng miếng của nhà băng này hiện đang cao rất nhiều so với các thương hiệu khác. Chênh lệch biên độ giữa mua và bán cũng được nhà băng này nới rộng lên đến 2.300.000 đồng/lượng.

>>>Vàng trong nước tăng giá vượt 70 triệu đồng/lượng

Như vậy, nếu những ai trót “đu” theo giá vàng ở thời điểm đỉnh giá 74.000.000 đồng/lượng vào ngày 7/3, thì chỉ sau 2 ngày nếu bán ra ở mức giá hiện tại, người mua vàng đã lỗ nặng gần 6 triệu đồng/lượng.

Trái ngược với xu hướng giảm giá mạnh của vàng miếng SJC, giá vàng trang sức trong nước lại đồng loạt tăng cao. Cụ thể, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ tại thị trường TP.HCM và Hà Nội đồng loạt tăng 800.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 700.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, đạt 56.900.000 đồng – 57.700.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC với vàng trang sức hiện giảm xuống còn 12.600.000 đồng/lượng.

Diễn biến giá vàng thế giới 24 giờ qua - Nguồn:kitco.com.

Diễn biến giá vàng thế giới 24 giờ qua - Nguồn:kitco.com.

Tại thị trường thế giới, trong nửa ngày qua, giá vàng thế giới giao ngay có lúc lên 2.070 USD/ounce sau đó duy trì trong vùng 2.040 - 2.060 USD. 11h20 giờ Việt Nam, giá vàng ở mức 2.058 USD một ounce, tương đương 57,1 triệu đồng một lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (chưa thuế, phí).

Xung đột Nga-Ukraine khiến nỗi sợ hãi gia tăng trên thị trường chính là nguyên nhân khiến giá vàng tăng "phi mã" vì giới đầu tư ráo riết tìm kênh trú ẩn an toàn. Vàng được cho là vẫn còn dư địa để tăng giá trong thời gian tới bởi 3 yếu tổ: Chiến sự ở Ukraine vẫn "nóng"; Lạm phát đang tăng nhanh trên toàn cầu; Và các quyết sách về lãi suất từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua tuyên bố cấm nhập dầu và các sản phẩm năng lượng khác từ Nga. Anh cũng khẳng định sẽ dần ngừng nhập dầu và các sản phẩm từ dầu của nước này trong năm nay.

Giới phân tích cho rằng, quyết định trên của Mỹ sẽ làm gia tăng tác động của của chiến dịch quân sự đối với kinh tế toàn cầu sau khi thế giới đã phải trải qua việc thiếu hụt nguồn cung và giá cả leo thang do tác động của đại dịch COVID-19. Giá xăng tại Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Chỉ số CPI tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Giêng. Mức lạm phát có thể sẽ tiếp tục cao hơn do giá cả dầu và thực phẩm đều tăng.

Ông Daniel Briesemann - nhà phân tích của Commezbank cho biết,  kể từ khi cuộc chiến ở Ukraina bắt đầu, chỉ riêng các Quỹ hoán đổi danh mục vàng đã chứng kiến một dòng tiền lớn đổ vào kim loại quý này.

Còn theo ông Edward Moya - nhà phân tích của Công ty Giao dịch ngoại hối OANDA (Mỹ), chỉ trong vài tháng, thế giới đã từ việc "chê" vàng vì kỳ vọng sự phục hồi kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn, bây giờ trở nên lo lắng về rủi ro lạm phát và suy thoái kinh tế.

"Giá vàng sẽ tiếp tục tăng khi biện pháp trừng phạt từ phương Tây còn gây ra sự biến động dai dẳng lên nhiều loại hàng hóa khác, thúc đẩy lạm phát tăng cao", ông Edward Moya cho biết thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Diễn biến "giật cục", giá vàng trong nước vẫn chênh lệch cao so với giá vàng thế giới tại chuyên mục Đầu tư - Chứng khoán của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713558269 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713558269 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10