Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm, vàng bật tăng trở lại
Báo cáo GDP của Mỹ được công bố mới đây cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I năm nay. Cụ thể, GDP giảm 1,4% so với cùng kỳ, đây là nguyên nhân chính khiến giá vàng bật tăng trở lại.
>>>Áp lực lợi suất trái phiếu liên tục tăng, vàng tiếp đà giảm giá mạnh
Tại thị trường trong nước, vào thời điểm lúc 16 giờ, ngày 29/5, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng giá mạnh, qua đó, đưa giá vàng trong nước lấy lại ngưỡng 70 triệu đồng/lượng sau nhiều phiên giảm giá trước đó.
Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng giá vàng miếng 400.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 28/5, đạt 69.650.000 đồng/lượng mua vào và 70.400.000 đồng/lượng bán ra. Mức điều chỉnh này được Công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Chênh lệch biên độ giữa mua và bán là 750.000 đồng/lượng.
Tương tự, thương hiệu Phú Quý SJC cũng tăng giá vàng miếng, với mức tăng đều 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, đạt lần lượt là 69.600.000 đồng và 70.250.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm trên, thương hiệu DOJI Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC với mức giá 69.700.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 500.000 đồng/lượng và bán ra đạt 70.300.000 đồng/lượng, tăng 400.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày 28/4.
Ngân hàng Eximbank niêm yết vàng miếng SJC với mức giá 69.750.000 đồng/lượng chiều mua vào, tăng 350.000 đồng/lượng và 70.250.000 đồng/lượng chiều bán ra, cũng tăng 350.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch trước đó. Ngân hàng Vietinbank cũng tăng giá bán vàng miếng 400.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, đạt 69.650.000 đồng/lượng mua vào và70.370.000 đồng/lượng bán ra.
Cùng chung với xu hướng tăng giá của của vàng miếng SJC, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ cũng được điều chỉnh giảm đồng loạt 550.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 28/4, đạt 55.000.000 đồng/lượng và 56.100.000 đồng/lượng. Mức tăng giá này được PNJ áp dụng cho cả hai thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC với vàng trang sức hiện đang ở mức 14.300.000 đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, lúc 17 giờ 45, ngày 29/4 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đứng ở mức 1.915,60 USD/ounce, tăng 21,4 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua. Giá kim loại quý đã bật tăng mạnh mẽ, vượt ngưỡng tâm lý quan trọng 1.900 USD sau phiên giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng vào hôm qua.
>>>FED “mạnh miệng” tăng lãi suất, giá vàng tuần tới còn giảm tiếp?
Báo cáo tổng sản phẩm quốc nội của (GDP) của Mỹ được công bố mới đây cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I năm nay. Đây được xem là quý mà kinh tế Mỹ rơi vào tình cảnh tệ nhất kể từ thời điểm dịch COVID-19 mới bùng phát hồi đầu năm 2020.
Cụ thế, theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/4, GDP của Mỹ trong quý I/2022 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức giảm mạnh so với kỳ vọng của các nhà kinh tế là 1% và tốc độ tăng trưởng 6,9% trong quý VI/2021. Mức suy giảm này đã được điều chỉnh theo lạm phát và khiến giới chuyên môn bất ngờ.
Những con số trên cho thấy, sự suy yếu của nền kinh tế đã khiến giới đầu tư nghĩ rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tạm dừng lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ tích cực của mình. Điều này đã giúp kim loại quý phục hồi nhẹ trong phiên giao dịch chiều tối ngày 28/4 (giờ Việt Nam). Tuy nhiên, tâm lý tích cực đó không kéo dài lâu vì nhiều ý kiến cho rằng chống lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu của FED hiện nay, ngay cả khi nó khiến nền kinh tế Mỹ trượt vào thời kỳ suy thoái.
Trong những ngày qua, kim loại quý tiếp tục trượt dài xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay do áp lực đồng USD mạnh hơn và đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2017. USD đã được nhiều nhà đầu tư lựa chọn làm nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh biến động kinh tế và chính trị thế giới khiến họ khá lo lắng.
Bên cạnh đó, vàng cũng chịu áp lực mạnh bởi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng mạnh và liên tiếp chạm mốc. Vàng rất nhạy cảm với sự tăng lãi suất trong ngắn hạn của Mỹ và lợi suất cao, vì nó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như kim loại quý.
Theo Marc Desormeaux, nhà kinh tế cấp cao tại Scotiabank, mặc dù giá vàng gần đây giảm hơn 5% so với mức 2.000 USD. Tuy nhiên, ông vẫn đang tăng dự báo về kim loại quý này.
Trong khi đó, nhà phân tích cấp cao Jim Wycoff của Kitco cho biết trên Reuters rằng, đang có sự tăng nhẹ về giá vì thị trường chứng kiến một số phục hồi ngắn sau những khoản lỗ gần đây. "Gần đây, giá vàng đã giảm nhiều hơn khi chỉ số USD chạm mức cao và lợi tức trái phiếu tăng. Nền kinh tế vẫn ở trạng thái khá tốt và lạm phát cần được kiểm soát", ông Wycoff nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
FED “mạnh miệng” tăng lãi suất, giá vàng tuần tới còn giảm tiếp?
05:30, 24/04/2022
Áp lực lợi suất trái phiếu liên tục tăng, vàng tiếp đà giảm giá mạnh
02:00, 26/04/2022
Cuối tuần, vàng thế giới giảm mạnh, trong nước giảm nhỏ giọt
11:30, 23/04/2022
Vàng có "tỏa sáng" trong bối cảnh bất ổn gia tăng?
05:30, 22/04/2022
Nhà đầu tư chốt lời, vàng giảm giá sốc
11:30, 20/04/2022