Lo ngại FED tăng mạnh lãi suất, vàng “lao dốc không phanh”

ĐÌNH ĐẠI 15/07/2022 11:00

Giá vàng thế giới “lao dốc” xuống gần ngưỡng 1.700 USD/ounce chỉ trong thời gian ngắn khi thị trường bắt đầu định giá một đợt tăng lãi suất tới 100 điểm cơ bản từ FED tại cuộc họp vào cuối tháng 7.

>>>Lạm phát tăng nóng, vàng đảo chiều tăng giá

Tại thị trường trong nước, mở phiên giao dịch sáng nay, ngày 15/7, giá vàng miếng SJC đồng loạt được các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước điều chỉnh giảm giá 50.000 đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua.

Giá kim loại quý thế giới “lao dốc” xuống gần ngưỡng 1.700 USD/ounce chỉ trong thời gian ngắn khi thị trường bắt đầu định giá một đợt tăng lãi suất tới 100 điểm cơ bản từ từ EFD tại cuộc họp vào cuối tháng 7.

Giá kim loại quý thế giới “lao dốc” xuống gần ngưỡng 1.700 USD/ounce chỉ trong thời gian ngắn khi thị trường bắt đầu định giá một đợt tăng lãi suất tới 100 điểm cơ bản từ từ EFD tại cuộc họp vào cuối tháng 7.

Cụ thể, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết vàng miếng ở mức giá 67.550.000 đồng/lượng mua vào và 68.150.000 đồng/lượng bán ra, giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch trước đó. Tại thị trường Hà Nội và Đà Nẵng, giá bán vàng miếng của công ty SJC vẫn cao hơn TP.HCM 20.000 đồng/lượng. Chênh lệch biên độ mua và bán của thương hiệu này vẫn là 600.000 đồng/lượng.

Tương tự, thương hiệu Phú Quý SJC và DOJI Sài Gòn đều niêm yết vàng miếng SJC với mức giá 67.550.000 đồng/lượng mua vào và 68.150.000 đồng/lượng bán ra. DOJI Hà Nội có giá mua – bán vàng miếng thấp hơn 50.000 đồng/lượng, lần lượt là 67.500.000 đồng/lượng mua vào và 68.100.000 đồng/lượng bán ra.

Cùng thời điểm, VietinBank Gold không điều chỉnh giá mua bán vàng miếng so với chốt phiên giao dịch ngày 14/7, hiện niêm yết ở mức giá 67.600.000 đồng/lượng mua vào và 68.220.000 đồng/lượng bán ra. Ngân hàng Sacombank cũng niêm yết vàng miếng SJC với mức giá 67.600.000 đồng/lượng mua vào và 68.200.000 đồng/lượng bán ra và cũng không điều chỉnh giá mua-bán so với chốt phiên giao dịch trước đó.

Cùng chung với xu hướng giảm của giá vàng miếng SJC, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ tại thị trường TP.HCM của Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng được điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. Hiện giá bán vàng trang sức của thương hiệu này tại thị trường TP.HCM là 52.000.000 đồng/lượng mua vào và 53.100.000 đồng/lượng bán ra. Tại thị trường Hà Nội, Công ty PNJ bán vàng trang sức rẻ hơn TP.HCM 1 triệu đồng mỗi lượng. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC với vàng trang sức hiện vẫn là 15.050.000 đồng/lượng.

>>>Thị trường vàng trong nước đang “một mình một chợ”

Tại thị trường thế giới, lúc 8 giờ 45 phút sáng nay, theo giờ Việt Nam, giá vàng trên kitco.com giao dịch quanh mức giá 1.713 USD/ounce, giảm mạnh 19 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 cũng mất đi hơn 23 USD/ounce, còn 1.710,5 USD/ounce.

Diễn biến giá vàng thế giới trong vòng 24 giờ qua - Nguồn: kitco.com.

Diễn biến giá vàng thế giới trong vòng 24 giờ qua - Nguồn: kitco.com.

Giá kim loại quý thế giới “lao dốc” xuống gần ngưỡng 1.700 USD/ounce chỉ trong thời gian ngắn khi thị trường bắt đầu định giá một đợt tăng lãi suất tới 100 điểm cơ bản từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại cuộc họp vào cuối tháng 7.

Về lý thuyết, giá vàng sẽ được hưởng lợi từ những con số lạm phát cao hơn, nhưng thực tế cho thấy FED có khả năng sẽ trở nên quyết liệt hơn nữa trong việc tăng lãi suất để dập tắt lạm phát. Điều này dẫn đến đồng USD mạnh hơn so với các loại tiền tệ chính khác cũng như đặt ra rào cản về kỳ vọng lạm phát trong tương lai, vàng trở nên vô cùng khó khăn.

Rạng sáng nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đã tăng thêm 0,64% lên gần mức 108,7. Trước đó, vào chiều tối ngày 14/7, theo giờ Việt Nam, chỉ số US Dollar Index có thời điểm đã vượt mốc 109. Đồng USD liên tục tăng đã làm xói mòn sức hấp dẫn của vàng vốn được định giá bằng đồng tiền này đối với người mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Ngoài ra, giá dầu thô liên tiếp “trượt dốc” cũng gây áp lực không nhỏ tới vàng. Giá dầu thô liên tục giảm và lần đầu tiên trong vòng 3 tháng qua chính thức trải nghiệm mức giá dưới 100 USD/thùng và rơi vào tình trạng bán quá mức.

Một số nhà phân tích đánh giá, sự sụt giảm nhu cầu vàng thỏi phản ánh các sắc thái trên thị trường khi phí bảo hiểm cao hơn đang đẩy người tiêu dùng ra khỏi thị trường. Đồng thời, các nhà phân tích cho rằng giá vàng giảm mạnh được cho là sẽ dẫn đến nhu cầu vật chất tăng lên. 

Việc giá vàng có thể phá vỡ dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce vẫn có khả năng xảy ra, với mức hỗ trợ tiếp theo có thể xuống kỳ vòng là 1.680 USD/ounce; Cho thấy, các dấu hiệu của áp lực lạm phát đang giảm xuống, khi đó vàng trở lên có lợi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. Ngoài ra, mức giảm xuống dưới ngưỡng trước đại dịch, tức là từ 1.650 đến 1.700 USD/ounce, có thể gây ra tình trạng bán tháo kim loại quý.

Có thể bạn quan tâm

  • Lạm phát tăng nóng, vàng đảo chiều tăng giá

    Lạm phát tăng nóng, vàng đảo chiều tăng giá

    04:35, 15/07/2022

  • USD tăng giá, vàng tiếp đà “lao dốc”

    USD tăng giá, vàng tiếp đà “lao dốc”

    12:07, 13/07/2022

  • Đâu là đáy giá vàng ngắn hạn?

    Đâu là đáy giá vàng ngắn hạn?

    11:00, 10/07/2022

  • Thị trường vàng trong nước đang “một mình một chợ”

    Thị trường vàng trong nước đang “một mình một chợ”

    11:30, 09/07/2022

  • Giới đầu tư hoang mang, vàng “rơi tự do” xuống đáy 8 tháng

    Giới đầu tư hoang mang, vàng “rơi tự do” xuống đáy 8 tháng

    12:50, 07/07/2022

  • Ồ ạt bán tháo, vàng “lao dốc” không phanh

    Ồ ạt bán tháo, vàng “lao dốc” không phanh

    11:20, 06/07/2022

ĐÌNH ĐẠI