Ngạt thở vì ô nhiễm không khí
Gần đây cụm từ “Ô nhiễm không khí” thường hay được nhắc đến nhiều. Đây là vấn đề toàn cầu mà rất nhiều quốc gia đang phải đối mặt để giải quyết.
Chương trình truyền hình “Trái đất xanh” đã đề cập đến ô nhiễm không khí như hiểm họa thầm lặng đang từng ngày bào mòn sự sống. “Trái đất xanh” với sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) phát sóng vào 14h00 hàng ngày trên kênh VTV1.
Ô nhiễm không khí gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm trong đó có 600 nghìn trẻ nhỏ. Có rất nhiều tạp chất độc hại tồn tại và những loại độc nhất nằm trong không khí, chúng được sản sinh từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, đốt cháy và giao thông di chuyển.
Có thể bạn quan tâm
Hội An đưa ra giải pháp giảm ô nhiễm môi trường
17:52, 05/07/2019
Dừng hoạt động công ty tái chế nhựa gây ô nhiễm môi trường
06:43, 02/07/2019
Hải Phòng: “Khai tử” CCN trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường
23:30, 25/06/2019
Những phân tử nguy hiểm nhất được thải ra từ những nhiên liệu như xăng dầu bị đốt cháy, những hạt này nhỏ và rất độc có thể len lỏi sâu vào hệ thống hô hấp của con người, đi vào máu. Ô zôn cũng là một chất gây ô nhiễm, nó nằm ở tầng bình lưu và hiện hữu tự nhiên, nhưng nếu xuống tầng khí quyển thấp hơn nó sẽ trở nên độc hại. Ô zôn trong không khí ta hít thở tạo ra từ phản ứng giữa NOx và các tạp chất ở mặt đất hun nóng bởi mặt trời, khí thải xe cộ. Ô zôn có thể phá hoại thảm thực vật và gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người như bệnh hen suyễn và các bệnh khác về hô hấp. NOx hình thành rất nhanh trong môi trường nóng bẩn từ động cơ xe cộ và các nhà máy, nó phản ứng với độ ẩm trong không khí và tạo ra nitric axit dạng hơi, ảnh hưởng trực tiếp đến phế quản con người. Các chất gây ô nhiễm khác như SO2, benzen, amoniac, chì… ảnh hưởng tiêu cực tới phổi, hệ thống tiêu hóa và thần kinh của con người.
Tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong nhà hay ngoài trời, đang là mối đe dọa kinh hoàng với trẻ em dưới 15 tuổi. Tổ chức y tế thế giới WHO ước tính trên thế giới có khoảng 600 nghìn trẻ chết vì ô nhiễm không khí mỗi năm. Dữ liệu từ Ủy ban sức khỏe Liên Hiệp quốc cho thấy, hàng ngày 93% số trẻ nhỏ dưới 15 tuổi trên thế giới tương đương 1,8 tỷ trẻ trong đó 630 triệu trẻ dưới 5 tuổi đang hít vào không khí bị ô nhiễm nặng. Trẻ em ở các quốc gia nghèo khó gặp nguy cơ lớn hơn do tiếp xúc trực tiếp ở mức cao với không khí độc hại vượt quá mức cho phép của WHO. Trong đó, ô nhiễm không khí ngay chính trong nhà từ khí thải các hoạt động bếp núc cộng với ô nhiễm ngoài trời là nguyên nhân chính cho một nửa số ca nhiễm khuẩn cấp tính về đường hô hấp ở trẻ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, trẻ em là những người đang trải qua phát triển cả thể chất và trí não, khi gặp không khí ô nhiễm cơ thể trẻ dễ bị tổn thương hơn, chúng dễ hấp thụ các phân tử độc hại khi vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài các bệnh hô hấp thì ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng nhiều mặt khác, kích hoạt bệnh hen suyễn và ung thư từ nhỏ.
Liên hiệp quốc đang ra sức kêu gọi các hộ gia đình trên toàn thế giới tìm ra phương pháp nấu nướng sạch sẽ, sử dụng nhiên liệu sạch giảm ô nhiễm không khí trong nhà và khi ra ngoài lựa chọn phương tiện công cộng thân thiện môi trường, cùng nhiều phương pháp khác vẫn được truyền thông hàng ngày qua các phương tiện truyền thông, qua các dự án vì cộng đồng,… để bảo vệ tương lai con trẻ.
Hà Nội cũng là một trong những thành phố của Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ khôn lường vì vấn nạn ô nhiễm không khí. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội bởi: methan được thải ra bởi quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật như gia súc, khói và cacbon monoxit; hoạt động công nghiệp xây dựng tạo ra: CO2, CO, SO2, Nox, muội than, bụi, chất thải lắng động trong các bãi chôn lấp; hoạt động giao thông vận tải với quá trình đốt nhiên liệu động cơ, các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển của các phương tiện; ô nhiễm từ sinh hoạt hàng ngày của người dân, khí thải từ máy móc gia dụng, bếp than; … Trong đó, bụi mịn là một mối lo ngại, nguy hiểm nhất là hạt vi bụi PM2.5.
Do đó, để bảo vệ sức khỏe nếu bạn sinh sống hoặc du lịch đến những thành phố bị ô nhiễm không khí hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết: lưu ý bảo vệ bằng cách luôn đeo khẩu trang hoạt tính khi đi ra đường, đeo kính và sử dụng thuốc nhỏ mắt để bảo vệ và làm sạch mắt; khi ở trong nhà nên đóng chặt cửa, và tốt nhất là có máy lọc không khí để bảo vệ sức khỏe của gia đình mình; những ngày chất lượng không khí tốt thì có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành.
Đặt phát triển bền vững là trọng tâm gắn liền hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tổng Công ty Khí Việt Nam – PV GAS là đơn vị luôn đi đầu trong các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội bằng những hành động thiết thực và hiệu quả như: tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn phòng cháy, chữa cháy trong tất cả các hoạt động của Tổng Công ty, sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, gửi tranh ảnh cổ động ngày bảo vệ môi trường, trưng bày các hình ảnh thảm họa môi trường, ô nhiễm biển và đại dương…trên bản tin toàn đơn vị; các hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chú trọng đến vấn đề môi trường, rác thải và ô nhiễm không khí.
Trái đất xanh phát sóng hàng ngày vào khung giờ 14h00 trên kênh VTV1 với sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS). Mời Quý vị và các bạn đón xem các số phát sóng tiếp theo của Chương trình để cập nhật các tin tức mới nhất về môi trường và biến đổi khí hậu.