Nhà sản xuất cần có trách nhiệm trong xử lý chất thải rắn từ sản phẩm của mình

Tuấn Vỹ 25/06/2020 22:05

Chiều ngày 25/6, tại Quảng Nam đã diễn ra Hội thảo về cải thiện quản lý chất thải rắn tại Việt Nam trong tương lai.

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và Vụ Pháp chế (DLA) của Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo về “Khung pháp lý trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – Định hình ngành bao bì hướng tới kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam” nhằm thảo luận về khung pháp lý cho trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong bối cảnh Luật Bảo vệ môi trường 2014 đang được sửa đổi.

Quang cảnh Hội thảo về “Khung pháp lý trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – Định hình ngành bao bì hướng tới kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam”.

Quang cảnh Hội thảo về “Khung pháp lý trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – Định hình ngành bao bì hướng tới kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam”.

Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với áp lực rất lớn về rác thải rắn do cơ sở hạ tầng và quản lý không thể đáp ứng được khổi lượng chất thải rắn ngày càng gia tăng, khoảng gấp đôi trong vòng 15 năm tới. Lượng rác thải lớn không được thu gom với mức độ từ 15% ở thành thị đến 45-60% ở nông thôn.

Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ TN&MT cho rằng EPR sẽ tạo ra một cơ chế đối thoại mở để các bên liên quan tham gia nhiều hơn và cùng nhau hành động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ TN&MT cho rằng EPR sẽ tạo ra một cơ chế đối thoại mở để các bên liên quan tham gia nhiều hơn và cùng nhau hành động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

EPR là một cách tiếp cận trong đó trách nhiệm của nhà sản xuất đối với một sản phẩm được mở rộng đến giai đoạn sản phẩm trở thành rác. Theo đó, EPR yêu cầu các nhà sản xuất chịu trách nhiệm quản lý các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, bao gồm cả việc thu gom, tiền xử lý như phân loại, tháo dỡ hoắc khử ô nhiễm; tái sử dụng, phục hồi hoặc sử lý cuối cùng.

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) Biên bản ghi nhớ (MOU) với PRO Việt Nam nhằm mục đích cùng xây dựng và triển khai các dự án thí điểm về kinh tế tuần hoàn và hỗ trợ Cơ chế quốc gia về EPR.

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) Biên bản ghi nhớ (MOU) với PRO Việt Nam nhằm mục đích cùng xây dựng và triển khai các dự án thí điểm về kinh tế tuần hoàn và hỗ trợ Cơ chế quốc gia về EPR.

EPR sẽ góp phần giảm chi phí quản lý các sản phẩm tới cuối vòng đời bằng cách giảm việc thải bỏ và tăng tái chế. EPR được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội kinh tế. Do đó, EPR được coi là cơ hội chia sẻ gánh nặng tài chính trong công tác quản lý rác thải rắn tại Việt Nam.

Từ tháng 6/2020, Vụ Pháp chế của Bộ TN&MT được giao là cơ quan đầu mối xây dựng và triển khai chiến lược EPR tại Việt Nam, bao gồm thiết lập Cơ chế quốc gia về EPR, hỗ trợ nghiêm cứu, thí điểm và điều chỉnh các giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương cũng như chia sẻ thông tin và điều phối nguồn lực.

Ông Phan Tuấn Hùng – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ TN&MT cho biết nền tảng này sẽ tạo ra một cơ chế đối thoại mở để các bên liên quan tham gia nhiều hơn vào tiến trình xây dựng chính sách môi trường và cùng nhau hành động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

“Chúng tôi hinh vọng rằng, thông qua Cơ chế quốc gia về EPR, khung pháp lý và hiệu quả của hệ thống EPR sẽ được tăng cường cũng như cơ sở khoa học để triển khai EPR tại Việt Nam được tiếp tục xây dựng.” Ông Phạm Tuấn Hùng nói.

Bên cạnh đó, các công ty có thể thực hiện trách nhiệm EPR thông qua việc cung cấp nguồn quỹ hoặc bằng cách tiếp quản các khía cạnh hoạt động của EPR từ chính quyền địa phương. Việc thực hiện EPR có thể là tự nguyện hoặc bắt buộc.

Theo ông Fausto Tazzi – Phó Chủ tịch PRO Việt Nam cho biết PRO Việt Nam là một liên minh gồm 13 công ty hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng và đóng gói nhằm đóng góp cho một Việt Nam sạch, xanh và đẹp bằng cách thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và tái chế bao bì theo hướng dễ tiếp cận và bền vững hơn.

“Chúng tôi nhận thấy cần phải hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom và tái chế bao bì nội địa vững vàng và có khả năng thích ứng, giúp tăng cường tái chế và giảm thiểu rò rỉ. Tham vọng của chúng tôi đến năm 2030, tất cả các vật liệu đóng gói được đưa vào thị trường bởi các thành viên sẽ được thu gôm và tái chế.” Ông Fausto Tazzi cho biết.

Theo ông Fausto Taizzi, giữa Bộ TN&MT và các nhà sản xuất, các doanh nghiệp cần phối hợp, gắn kết để đưa ra được mô hình EPR phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng, hướng đến nền kinh tế toàn hoàn, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường.

Tại Hội thảo, IUCN cũng đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với PRO Việt Nam nhằm mục đích cùng xây dựng và triển khai các dự án thí điểm về kinh tế tuần hoàn và hỗ trợ Cơ chế quốc gia về EPR.

Có thể bạn quan tâm

  • Đà Nẵng và thách thức trong quản lý chất thải rắn đô thị

    Đà Nẵng và thách thức trong quản lý chất thải rắn đô thị

    07:16, 10/12/2018

  • Xử lý chất thải rắn cách nào?

    Xử lý chất thải rắn cách nào?

    00:00, 27/11/2019

  • Khánh Hòa: Các dự án không kiểm soát được chất thải rắn xây dựng

    Khánh Hòa: Các dự án không kiểm soát được chất thải rắn xây dựng

    11:05, 27/08/2019

  • Lần đầu tiên có dự án “triệu USD” về xử lý chất thải rắn theo hình thức PPP

    Lần đầu tiên có dự án “triệu USD” về xử lý chất thải rắn theo hình thức PPP

    05:09, 05/07/2019

  • Hải Phòng: Dự án Khu xử lý chất thải rắn Gia Minh hoàn thành trước 31/12

    Hải Phòng: Dự án Khu xử lý chất thải rắn Gia Minh hoàn thành trước 31/12

    17:46, 14/06/2019

Tuấn Vỹ