Tiền Giang đón đầu cơ hội mới

P.Nam- Lê Trang 02/06/2020 20:05

Hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã trở lại bình thường. Kinh tế- xã hội của tỉnh đang lấy lại đà tăng trưởng, đón đầu các cơ hội mới.

Ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã có buổi tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.

Ông Lê Văn Hưởng – Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã có buổi tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.

Giữa tháng 5/2019, UBND tỉnh Tiền Giang có buổi làm việc với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO). Đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hưởng đã chủ trì buổi làm việc này.

Chủ động đón thời cơ

DOVECO đang có kế hoạch đầu tư nhà máy chế biến rau quả tại địa phương với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng trên diện tích 10 ha (5 ha xây dựng nhà máy chế biến, 5 ha xây dựng nhà máy sơ chế bảo quản và đóng gói quả tươi xuất khẩu). Đây được kỳ vọng là dự án mang lại hiệu quả kép, vừa đảm bảo đầu ra, vừa nâng cao giá trị nông sản.

 Đến nay, hầu hết các hoạt động sản xuất- kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã trở lại bình thường. Kinh tế- xã hội của tỉnh đang lấy lại đà tăng trưởng, đón đầu các cơ hội mới...

Sản phẩm xuất khẩu bao gồm: nước quả cô đặc (chanh leo, khóm, xoài), sản phẩm nước quả puree (chanh leo, xoài, chuối, thanh long, mãng cầu), sản phẩm rau quả đông lạnh (dứa, xoài, thanh long, bắp ngọt, đậu bắp, đậu tương, rau…), sản phẩm rau quả đồ hộp (bắp ngọt, khóm), sản phẩm sấy dẻo (xoài, thanh long, khóm, chanh leo). Đây đều là những sản phẩm có thế mạnh của Tiền Giang.

Ông Lê Văn Hưởng khẳng định: Tiền Giang sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để DOVECO đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau quả trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đảm bảo nhu cầu về điện, nước, kết nối giao thông cho doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời, tỉnh sẽ quy hoạch vùng trồng để đáp ứng nhu cầu của nhà máy.

Ngay sau khi dịch COVID- 19 được khống chế, Tiền Giang đã chủ động mời gọi đầu tư trên tinh thần đồng hành hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư. Điều đó cũng phần nào lý giải trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 và xâm nhập mặn, tính đến cuối tháng 5/2020 tỉnh vẫn thu hút được 11 dự án với tổng vốn 6.645 tỷ đồng. 05 tháng qua cũng đã có thêm 291 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2019; tổng vốn đầu tư thu hút đạt 7.019 tỷ đồng, bằng 74,8% so cùng kỳ năm 2019. Đến cuối tháng 5/2020, toàn tỉnh có 5.824 doanh nghiệp hoạt động.

Chuyển “nguy” thành “cơ”

Đến nay, hầu hết các hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã trở lại bình thường. Kinh tế- xã hội của tỉnh đang lấy lại đà tăng trưởng, đón đầu các cơ hội mới.

Ông Lê Văn Hưởng cho biết: Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phát huy những điểm sáng về kinh tế, tranh thủ chuyển “nguy” thành “cơ” trong phát triển kinh tế- xã hội thời hậu COVID-19 và xâm nhập mặn. Theo đó, đối với các chỉ tiêu thi đua phát triển kinh tế- xã hội năm 2019 không đạt, các sở, ngành tỉnh, địa phương có liên quan tập trung chỉ đạo, có biện pháp khắc phục triệt để những hạn chế, khó khăn; quyết tâm thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu theo kế hoạch năm 2020, không để chỉ tiêu thi đua không đạt trong năm 2020. Bên cạnh đó, tỉnh chuẩn bị triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại, quảng bá trái cây Tiền Giang trong và ngoài nước; Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp phát triển các đề án lĩnh vực ngành nông nghiệp; Phối hợp các tỉnh, thành bạn chuẩn bị tốt Hội chợ Công nghiệp - Thương mại Đồng bằng sông Cửu Long 2020 do Tiền Giang đăng cai; đồng thời phối hợp thực hiện các thủ tục theo quy định để các chuyên gia nước ngoài trở lại tỉnh làm việc...

“Muốn vậy, người đứng đầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị phải đưa ra các giải pháp cụ thể, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm trong điều hành, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công việc gắn với kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và mỗi người dân cũng phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba so với trước khi dịch bệnh và xâm nhập mặn xảy ra.”- ông Hưởng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiền Giang vượt qua hạn, mặn

    Tiền Giang vượt qua hạn, mặn

    02:40, 25/05/2020

  • Tiền Giang: Lan tỏa sức hút đầu tư từ các nhà đầu tư lớn

    Tiền Giang: Lan tỏa sức hút đầu tư từ các nhà đầu tư lớn

    06:00, 11/05/2020

  • Sức bật của Tiền Giang

    Sức bật của Tiền Giang

    11:30, 09/05/2020

  • Nông nghiệp: Trụ đỡ kinh tế Tiền Giang

    Nông nghiệp: Trụ đỡ kinh tế Tiền Giang

    11:30, 18/04/2020

  • Tiền Giang hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thời COVID-19

    Tiền Giang hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó thời COVID-19

    05:00, 16/04/2020

  • Tiền Giang xây dựng kịch bản tăng trưởng trong COVID - 19

    Tiền Giang xây dựng kịch bản tăng trưởng trong COVID - 19

    07:00, 14/04/2020

Kết quả vượt bậc

Trong 5 tháng đầu năm 2020, tỉnh Tiền Giang đã đạt được kết quả vượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 11,2%). Lũy kế khối lượng thi công Dự án Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (giai đoạn 1) đến nay khoảng 2.964 tỷ đồng (đạt 45,04%). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được 4.423 tỷ đồng, đạt 39,8% dự toán. Giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh được 1.803 tỷ đồng, đạt 31,5% kế hoạch, tăng cao so với cùng kỳ. Nguồn vốn huy động đạt 70.579 tỷ đồng, tăng 1,63% so với cuối năm 2019; tổng dư nợ cho vay đạt 57.395 tỷ đồng, tăng 1,92%...

Đáng chú ý, công tác phòng chống hạn, xâm nhập mặn linh động, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại của nhân dân.

Để có được kết quả trên, bên cạnh việc thực hiện các gói giải pháp của tỉnh nhằm hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp, Tiền Giang cũng đã nỗ lực thực hiện các chính sách của Trung ương như gia hạn nộp thuế, khoanh nợ, giảm lãi vay…

Theo đó, kết quả thực hiện Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ cho thấy, tính đến đầu tháng 5, có 400 doanh nghiệp đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, với tổng số tiền thuế được gia hạn là 83 tỷ đồng, bao gồm 49 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng, 30 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 3,2 tỷ đồng tiền thuê đất; tổng số hộ kinh doanh đề nghị gia hạn nộp thuế là 7 hộ, với tổng số tiền thuế là 373 triệu đồng.

Liên quan đến các gói tín dụng thực hiện theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, tính đến ngày 30/4, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 297 khách hàng với dư nợ được cơ cấu là 598 tỷ đồng; miễn, giảm lãi cho 28 khách hàng, với dư nợ 54 tỷ đồng, số lãi được miễn giảm là 2 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/01/2020 là 6.765 tỷ đồng cho 1.496 khách hàng.

P.Nam- Lê Trang