Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi số vốn đầu tư công chậm giải ngân
Đó là nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019.
Về giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 019, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019 nếu rõ các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 đã được giao; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân chậm của bộ, ngành, địa phương mình; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 1/4/2019 và Công điện số 1042/CĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm điểm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, cản trở, gây chậm trễ trong triển khai thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.
Có thể bạn quan tâm
Cần rút ngắn thời gian giải ngân vốn
06:32, 06/09/2019
29 Bộ, ngành và 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40%
00:04, 06/09/2019
Ngân hàng Việt đầu tiên nhận giải Ngân hàng Xanh của ADB
11:44, 05/09/2019
Bộ Tài chính kiến nghị nhiều giải pháp đẩy nhanh giải ngân đầu tư công
00:32, 25/08/2019
Thủ tướng “thúc” tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019
00:00, 22/08/2019
Kiên quyết thực hiện việc điều chuyển hoặc thu hồi số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2019 đã giao cho các bộ, ngành, địa phương nhưng giải ngân chậm hoặc không có khả năng giải ngân, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
8 tháng giải ngân mới đạt hơn 41% kế hoạch Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN 8 tháng năm 2019 là hơn 161.286 tỷ đồng, đạt 37,92% so với kế hoạch Quốc hội giao và đạt 41,39% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 (cùng kỳ năm 2018 đạt 45,57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó: Vốn trong nước là hơn 152.522 tỷ đồng (vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) mới đạt 23,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 36,47% kế hoạch giao). Vốn ngoài nước giải ngân đạt hơn 8.748 tỷ đồng, mới đạt 19,18% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2018 đạt 27,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Có 5 bộ, ngành và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 70%. Đáng chú ý, đó là: Hải Dương (hơn 85%), Ninh Bình (hơn 82%); đạt hơn 70% là Hưng Yên, Thanh Hóa, Phú Yên. Khối các bộ, ngành, cao nhất là Hội Nhà văn Việt Nam (hơn 83%), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hơn 80%), Ngân hàng Chính sách xã hội (hơn 78%), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Quốc phòng giải ngân đều đạt hơn 73%. Tuy nhiên, có đến 29 bộ, ngành và 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40%. Trong đó, khối các địa phương mặc dù thấp nhưng cũng ở ngưỡng từ hơn 15% đến hơn 35%; còn các bộ, ngành chưa giải ngân được đồng vốn nào, cá biệt như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Có bộ, ngành gần như chưa giải ngân (giải ngân dưới 1%). Với những bộ có kế hoạch vốn giao lớn như Bộ: Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo giải ngân vẫn thấp, dưới 30% kế hoạch vốn. |