Mười lý do không nên quá hoảng loạn vì COVID-19
Dù chúng ta rất nên quan ngại về dịch COVID-19 và phải lên kế hoạch trên diện rộng cho các tình huống xấu nhất. Nhưng chúng ta cũng không nên quá hoảng loạn.
Mặc dù hiện chưa có tin tốt mới gì về dịch COVID-19 nhưng cũng có lý do để chúng ta lạc quan; có lý do để chúng ta nghĩ rằng có cách để kiềm tỏa và đánh bại dịch bệnh này. Và rút ra các bài học cho tương lai
1. Chúng ta biết dịch này là gì
Những trường hợp bị SIDA được ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1981, nhưng phải mất tới hơn 2 năm chúng ta mới xác định được HIV là virus gây bệnh. Với Covid-19 những trường hợp viêm phổi cấp được báo cáo lần đầu tiên ở Trung Quốc ngày 31.12.2019 và đến 7.1.2020 chúng ta đã xác định được virus gây dịch. Và đến ngày thứ 10 đã có được hệ gen (genome). Hiện chúng ta đã biết đó là 1 virus corona mới thuộc nhóm 2B, cùng chủng như loại virus gây bệnh SARS, và chúng ta đã gọi đó là virus SARS-CoV-2.
Bệnh do virus này gây ra được gọi là COVID-19. Virus này được cho là có họ hàng với virus corona của loài dơi. Các phân tích về gen đã xác định rằng virus này có nguồn gốc tự nhiên gần đây (trong khoảng cuối tháng 11 đến đầu tháng 12) và mặc dù virus sống bằng đột biến, nhưng tỷ lệ đột biến của virus này xem ra không quá cao.
Có thể bạn quan tâm
[COVID-19] Vì sao bệnh nhân thứ 21 có nguy cơ lây nhiễm cao?
16:57, 08/03/2020
[COVID-19) Thấy gì từ câu chuyện “hành khách đặc biệt” về Việt Nam tránh dịch?
15:24, 08/03/2020
[COVID-19] Niềm tin - vaccin trong đại dịch
15:00, 08/03/2020
[COVID-19] Doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung thực phẩm dồi dào cho thị trường Hà Nội
14:12, 08/03/2020
2. Chúng ta biết cách phát hiện virus này
Từ ngày 13 tháng 1, đã có kit xét nghiệm phát hiện virus này.
3. Tình hình tại Trung Quốc đã được cải thiện
Các biện pháp giám sát và cách ly mạnh mẽ do Trung Quốc áp dụng đã có tác dụng. Trong nhiều tuần qua, số ca được phát hiện hàng ngày đã giảm dần. Các kế hoạch theo dõi dịch bệnh chi tiết cũng được thực hiện ở các quốc gia khác. Dịch thường bùng phát ở riêng từng khu vực nên việc kiểm soát cũng dễ dàng hơn.
4. 80% trường hợp nhiễm virus ở thể nhẹ
81% các trường hợp bị nhiễm virus không gây ra triệu chứng gì hoặc chỉ ở thể nhẹ. Tất nhiên 14% trường hợp bị nhiễm gây viêm phổi cấp và 5% còn lại gây tử thương hoặc lâm bệnh nặng. Hiện chưa rõ tỷ lệ tử vong sẽ là bao nhiêu nhưng có thể sẽ thấp hơn 1 số dự đoán hiện có.
5. Con người tự lành bệnh
Phần lớn số liệu được báo cáo liên quan tới số ca nhiễm virus và số bệnh nhân tử vong. Nhưng trên thực tế, phần lớn người bị nhiễm virus này được chữa khỏi. Số ca được chữa khỏi cao gấp 13 lần so với ca tử vong, và tỷ lệ này ngày càng được cải thiện.
6. Các triệu chứng ở trẻ em thường rất nhẹ
Chỉ có 3% nhiễm bệnh ở độ tuổi dưới 20 và tỷ lệ tử vong trong độ tuổi dưới 40 chỉ có 0.2%. Các triệu chứng ở trẻ em nhẹ tới mức có thể không thấy biểu hiện gì khi bị nhiễm.
7. Virus SARS-CoV-2 có thể bị lau sạch
Khi lau các bề mặt bằng dung dịch ethanol (cồn 62-71%), dung dịch hydrogen peroxide (0.5% hydrogen peroxide) hoặc nước tẩy javen - sodium hypochlorite (0.1% tẩy) chúng ta có thể vô hiệu hóa virus này chỉ sau 1 phút. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước cũng là biện pháp hữu hiệu tránh gây nhiễm.
8. Giới khoa học toàn cầu đang tập trung trị loại virus này
Đây là thời đại của hợp tác khoa học quốc tế. Chỉ sau hơn 1 tháng đã có 164 bài nghiên cứu về COVID-19 và virus SARSCov2 đã được đăng để tham khảo trên PubMed cũng như rất nhiều các bài nghiên cứu khác hiện đang chờ review để đăng. Đây là những bài nghiên cứu bước đầu về vaccines, phác đồ điều trị, dịch tễ học, di truyền học, chuẩn đoán, lâm sàng ...
Các bài viết này được viết với trí tuệ của 700 tác giả, và được phát hành trên toàn thế giới. Đây là thời của khoa học hợp tác, chia sẻ và cởi mở. Năm 2003, với bệnh dịch SARS, phải hơn 1 năm sau thế giới cũng mới có được chưa tới 1/2 số công trình cứu nêu trên về virus corona. Ngoài ra, phần lớn các tạp chí nghiên cứu khoa học đều cho bạn đọc tiếp cận tự do với các bài nghiên cứu về virus corona.
9. Hiện đã có prototype vaccine
Hiện năng lực tạo ra vaccines mới của chúng ta rất đáng phục. Đã có 8 dự án đang được thực hiện để tìm ra vaccine chống loại virus này. Cũng có các nhóm khác đang thực hiện các dự án vaccination chống các loại virus tương tự. Nhóm vaccine của đại học University of Queensland, Australia, đã tuyên bố hiện họ đang nghiên cứu ra 1 prototype bằng phương pháp định vị phân tử “molecular clamp”, một loại công nghệ rất mới. Đây chỉ là 1 ví dụ cho thấy có khả năng vaccine sẽ sớm được sản xuất. Có thể prototype sẽ sớm được thử nghiệm trên người.
10. Hiện đã có các thử nghiệm thuốc kháng virus
Vaccine là để phòng bệnh. Hiện nay, việc điều trị người bệnh do nhiễm virus là nhiệm vụ quan trọng. Đã có hơn 80 thử nghiệm lâm sàng phân tích phác đồ điều trị nhiễm virus corona. Đây là các loại thuốc kháng đã được sử dụng cho các bệnh nhiễm khác, đã được phê chuẩn và an toàn.
Một trong những loại thuốc kháng này, đã được thử nghiệm với con người, chính là remdesivir, một loại thuốc kháng chủng rộng hiện vẫn đang được nghiên cứu và đã được thử nghiệm để điều trị Ebola và SARS/MERS.
Một ứng cử viên khác là chloroquine, dùng để điều trị bệnh sốt rét cũng cho thấy khả năng kháng virus mạnh. Đã minh chứng được rằng loại thuốc này ngăn virus corona mới đi vào vitro và đã được sử dụng cho bệnh nhân viêm phổi cấp do nhiễm virus corona.
Các thử nghiệm được đề xuất khác dựa trên oseltamivir (được dùng để điều trị influenza virus), interferon-1b (protein có chức năng kháng virus), huyết thanh miễn dịch (antisera) từ những bệnh nhân đã hồi phục, hoặc kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) nhằm vô hiệu hóa virus. Cũng đã có các đề xuất điều trị mới, sử dụng các chất ức chế (inhibitory substances), ví dụ như baricitinibine, do Trí tuệ Nhân tạo AI, lựa chọn cho phù hợp.
Đại dịch cúm 1918 giết chết 25 triệu người trong vòng chưa tới 25 tuần. Liệu điều tương tự có thể xẩy ra? Có lẽ KHÔNG! Vì chưa bao giờ chúng ta có năng lực sẵn sàng chống trả các đại dịch như thời đại này!