Hai khái niệm có thể làm bạn thay đổi góc nhìn về kinh doanh

CÔNG NGÔ (Diễn đàn chia sẻ thông tin giúp định hướng và phát triển sự nghiệp) 28/01/2021 11:20

Về cơ bản, “nhiều tiền để làm gì?”, chắc chắn là để cho đi và giúp đỡ được nhiều người khác. Đó là một chân lý của Hạnh Phúc (Happiness).

Tôi may mắn được hoàn thành khóa học “Tinh thần doanh nhân ở các nền kinh tế đang phát triển” của ĐH Harvard trong thời gian Work From Home do dịch Covid. Hai tháng học hành với hàng loạt bài kiểm tra đã cho tôi một góc nhìn hoàn toàn với về khái niệm “kinh doanh” nói chung và tinh thần doanh nhân nói riêng. Về cơ bản, “nhiều tiền để làm gì?”, chắc chắn là để cho đi và giúp đỡ được nhiều người khác. Đó là một chân lý của Hạnh Phúc (Happiness).

Trong bối cảnh nhiều biến động thì các doanh nghiệp càng phải chú trọng tới việc gắn kết và gia tăng động lực của người đi làm. Kết quả phân tích từ Khảo sát Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Anphabe đã cung cấp một gói khảo sát mà theo đó có 5 yếu tố giúp nâng tầm động lực tự thân đó là: Sự tự chủ (autonomy), sức khỏe về thể chất và tinh thần (well-being); Sự kết nối (connection); Năng lực (competency);

Trong bối cảnh nhiều biến động thì các doanh nghiệp càng phải chú trọng tới việc gắn kết và gia tăng động lực của người đi làm. Năm yếu tố giúp nâng tầm động lực tự thân đó là: Sự tự chủ (autonomy), sức khỏe về thể chất và tinh thần (well-being); Sự kết nối (connection); Năng lực (competency);

Kinh doanh là một trong những việc cơ bản nhất, cũng như phức tạp nhất của loài người. Tuy nhiên, có 2 khái niệm có thể giúp bạn giải thích việc kinh doanh một cách rõ nét hơn. Không chỉ vậy, tôi nghĩ 2 khái niệm này cũng giúp phân biệt giữa mô hình kinh doanh lớn và mô hình kinh doanh “không thể lớn”. Nói cách khác, phân biệt thế nào là “con buôn” và thế nào là “doanh nhân”.

Khái niệm thứ nhất, “institutional void” (không hoặc chưa có cụm từ đồng nghĩa Tiếng Việt). Tạm dịch là “khoảng trống giữa cung và cầu”.

Đây là một khái niệm được đưa ra bởi GS Tarun Khanna của đại học kinh doanh Harvard. “Institutional void” có thể hiểu là sự thiếu hụt hoặc kém phát triển của một tổ chức trung gian (đơn cử: hãng môi giới, doanh nghiệp được cấp phép, cơ quan chính phủ) để kết nối khách hàng đến với nhu cầu của họ cho một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nói một cách dễ hiểu, hàng xách tay của các thương hiệu thời trang từ lâu đã là một “institutional void” của người Việt khi chưa có cửa hàng nhượng quyền chính thức tại Việt Nam. Các cơ sở kinh doanh đồ xách tay phần nào bù đắp khoảng trống này ở quy mô rất nhỏ.

Các đại gia như Jonathan Hạnh Nguyễn làm ở quy mô lớn hơn khi đưa các thương hiệu này về Việt Nam một cách chính thống. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở tiền, bà con ở vùng xa không có khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế cũng là một “institutional void”. Đó là cơ hội và trách nhiệm cho các startups về telemedicine (khám bệnh từ xa).

Ấn Độ đã làm tuyệt vời điều này với nhiều startups đem đến dịch vụ y tế cho người nghèo ở xa thành phố một cách rất hiệu quả. Về cơ bản, nhìn từ phương diện “institutional void”, kinh doanh không chỉ là kiếm tiền mà còn là giải một bài toán của xã hội, giúp thay đổi cuộc sống của nhiều con người, nhất là những người thiệt thòi trong xã hội.

Khái niệm thứ hai, “Economies of Scales” (Quy mô kinh tế). Đây là một khái niệm khá phổ biến với những người học kinh tế, đặc biệt khối sản xuất. Quy mô kinh tế về cơ bản là đưa sản phẩm dịch vụ đến càng nhiều thị trường, càng nhiều khách hàng càng tốt để giảm chi phí từng đơn vị sản phẩm. Điều này có được do doanh thu tăng trong khi chi phí biến đổi (variable cost) tăng lên và chi phí cố định vẫn giữ nguyên.

Tuy nhiên, điều thú vị mà Harvard chỉ ra là quy mô kinh tế không chỉ dừng lại ở câu chuyện tiền mà đó còn là câu chuyện về con người. Ông bà ta có câu “trăm hay không bằng tay quen”, đó chính là quy mô kinh tế. Một người chuyên cắt tóc trong vòng 20 năm sẽ có thể nhắm mắt mà cắt vẫn đẹp, thời gian cắt cũng có thể nhanh hơn thợ mới.

Ví dụ của bệnh viện tim Narayana ở Ấn Độ như một chuyện cổ tích khi họ mổ tim miễn phí cho tất cả mọi người. Với chính sách này, các bác sỹ ở đây được mổ nhiều đến nỗi kỹ năng của họ cực kỳ tốt và bệnh viện thu hút rất nhiều người giàu trong xã hội. Đóng góp thiện nguyện từ những người giàu này đương nhiên là khoản bù đắp “hơn cả đủ” cho các ca mổ tim miễn phí của người nghèo. Một sự cân bằng tưởng chừng như vô lý nhưng lại cực kỳ thuyết phục.

Đây là một câu chuyện đầy cảm hứng khiến cho tôi luôn ám ảnh với câu hỏi “mình có thể làm gì tương tự ở Việt Nam?”.

Tôi hi vọng một chút chia sẻ trên đây cũng giúp bạn trả lời được câu hỏi này của riêng bạn. Sau Covid, những người khó khăn nhất chính là tầng lớp thu nhập thấp sau thất nghiệp. Các doanh nhân dám nghĩ dám làm chính là phao cứu sinh cho họ. Chỉ có tạo ra nhiều việc làm nhất có thể mới là giải pháp an sinh xã hội tốt nhất.

Cá nhân tôi cũng đã phần nào trả lời được câu hỏi của mình sau khi suy ngẫm 2 khái niệm bên trên và đang từng bước bắt tay vào hành động. Kiến thức thật tuyệt vời, thế giới quả là rộng lớn và có quá nhiều điều phải làm.

Có thể bạn quan tâm

  • Kích hoạt doanh nghiệp hạnh phúc trong thời kỳ Covid-19

    Kích hoạt doanh nghiệp hạnh phúc trong thời kỳ Covid-19

    12:27, 18/08/2020

  • Coach Tuệ Nguyễn: Chọn đúng nghề để hạnh phúc!

    Coach Tuệ Nguyễn: Chọn đúng nghề để hạnh phúc!

    03:00, 24/01/2021

  • Hành trình đi tìm hạnh phúc của doanh nhân Nguyễn Thanh Mỹ

    Hành trình đi tìm hạnh phúc của doanh nhân Nguyễn Thanh Mỹ

    03:14, 06/01/2021

  • Đồng tiền hạnh phúc hay buồn bã?

    Đồng tiền hạnh phúc hay buồn bã?

    16:55, 01/01/2021

CÔNG NGÔ (Diễn đàn chia sẻ thông tin giúp định hướng và phát triển sự nghiệp)