Cấm vận Nga và việc thực hiện "Thỏa ước xanh"

Fb HOANG ANH TUAN 02/03/2022 08:55

Có lẽ trên thế giới hiện chỉ có ba quốc gia khác bị Mỹ và phương Tây áp đặt một lệnh trừng phạt kinh tế ngặt nghèo như đang áp đặt với Nga hiện nay, đó là Iran, CHDCND Triều Tiên và Venezuela.

cuộc chiến này và việc cấm vận Nga mới chỉ là tiền đề, là chất xúc tác, còn mục tiêu lớn hơn chính là chương trình nghị sự cánh tảp/

Việc cấm vận Nga mới chỉ là tiền đề, còn mục tiêu lớn hơn chính là chương trình nghị sự "Green New Deal" của đảng Dân chủ Mỹ sẽ được thúc đẩy mạnh hơn bao giờ hết trong thời gian tới.

>> Điều gì tiếp theo việc cô lập Nga của Mỹ và các đồng minh châu Âu?

Các lệnh trừng phạt này đang gây thiệt hại và khó khăn kinh tế cho Nga lớn hơn nhiều so với các tác động ngược lại đối với nền kinh tế thế giới, Mỹ và phương Tây, bởi lẽ:

(i) Tổng GDP của Nga và Ukraine, hai nước đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh, chỉ chiếm 2% tổng GDP của thế giới. Do đó, tác động thực đối với kinh tế thế giới sẽ không quá lớn.

(ii) Thị trường chứng khoán Moscow (MOEX) quá nhỏ bé. Tổng giá trị cổ phiếu của các công ty đang giao dịch tại MOEX trước khi xảy ra chiến tranh chỉ vào khoảng 700 tỷ USD, tức còn thấp hơn đến 20% giá trị thị trường của 1 hãng xe ô tô Mỹ TESLA ở thời điểm hiện nay (850 tỷ USD).

(iii) Giá dầu và khí đốt chắc chắn lên cao trong ngắn hạn vì EU phụ thuộc tới 40% khí đốt và 25% dầu lửa nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, sự lên giá này cũng ở trong phạm vi chấp nhận được, bởi lẽ:

- Mùa đông ở châu Âu và Bắc Mỹ sắp kết thúc, nên nhu cầu dùng dầu và khí đốt để sưởi ấm sẽ giảm đi.

- Kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn phục hồi nên mức độ tiêu thụ năng lượng thấp.

- Trong ngắn và trung hạn, sự thiếu hụt dầu và khí đốt từ Nga có thể được bù đắp bằng việc Mỹ, OPEC gia tăng sản lượng.

- Bên cạnh đó, nhiều khả năng đàm phán P5 + 1 về vấn đề hạt nhân của Iran sẽ được đẩy nhanh và từ đó Iran sẽ mau chóng được dỡ bỏ lệnh cấm vận, và cung cấp dầu cho thị trường thế giới để giúp giảm nhiệt giá mặt hàng này.

Tuy tác động kinh tế thực không nhiều, nhưng cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn gây "hoảng loạn" cho thị trường chứng khoán Mỹ và Tây Âu (các thị trường này mất khoảng 10% giá trị), tức "bay hơi" khoảng 17.000 tỷ USD chỉ trong mấy ngày chiến tranh.

>> Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?

Trên bình diện lớn hơn, cuộc chiến với Nga và quyết tâm "loại bỏ" Nga ra khỏi thị trường năng lượng "bẩn" toàn cầu, còn phù hợp với chương trình nghị sự của Đảng Dân chủ, các thành phần cấp tiến và tự do cánh tả đang chi phối nền chính trị Âu - Mỹ hiện nay, đó là đẩy nhanh việc thông qua và thực hiện "Thỏa ước xanh mới" (Green New Deal), trong đó có các mục tiêu chống biến đổi khí hậu của COP 25, phát triển xanh, bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu, mà trọng tâm là xây dựng một hệ sinh thái năng lượng xanh, sạch và tái tạo mới.

Như vậy, cuộc chiến này và việc cấm vận Nga mới chỉ là tiền đề, là chất xúc tác, còn mục tiêu lớn hơn chính là chương trình nghị sự cánh tả "Green New Deal" sẽ được thúc đẩy mạnh hơn bao giờ hết trong thời gian tới trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu nhằm "vẽ lại" một trật tự thế giới mới, cũng như kiểm soát thế giới này của giới chính trị cánh tả phương Tây, cùng sự hỗ trợ của Big Tech.

Có thể bạn quan tâm

  • Đàm phán không đột phá, chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp

    Đàm phán không đột phá, chiến sự Nga-Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp

    04:10, 02/03/2022

  • Các doanh nghiệp nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường Nga

    Các doanh nghiệp nước ngoài tháo chạy khỏi thị trường Nga

    03:28, 02/03/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho ông Putin?

    Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho ông Putin?

    15:02, 01/03/2022

  • Bị ngắt khỏi SWIFT, các ngân hàng Nga còn sự lựa chọn nào?

    Bị ngắt khỏi SWIFT, các ngân hàng Nga còn sự lựa chọn nào?

    08:05, 01/03/2022

Fb HOANG ANH TUAN