Gỗ công nghiệp - giải pháp “xanh” bền vững
Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên là nguyên nhân gây ra thảm họa biến đổi khí hậu. Cần có giải pháp bền vững trên nền tảng tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
>>MDF Quảng Trị và cú "bẻ lái" ngoạn mục
Bảo vệ rừng tự nhiên là một trong những cam kết rất quan trọng tại Hội nghị Biến đổi khí hậu toàn cầu 2021 tại Glasgow - Anh (COP26), 127 quốc gia đã ra tuyên bố chung về xóa bỏ tình trạng mất rừng vào năm 2030. Đi kèm là khoản tài trợ 20 tỷ USD nhằm đạt được mục tiêu chung.
Liệu mục tiêu này có khả thi? 7 năm trước tại NewYork (Mỹ) 39 quốc gia từng cam kết tương tự, song mục tiêu này thất bại. Tài nguyên rừng vẫn “chảy máu” trên phạm vi toàn cầu. Nhất là những quốc gia chuộng đồ gỗ tự nhiên như Việt Nam.
Nạn phá rừng ở Việt Nam đã trên mức báo động, độ che phủ còn chưa đầy 40%, rừng nguyên sinh còn chưa đầy 10%. Hệ quả của thực trạng đau xót này rất khủng khiếp, ngoài tưởng tượng của chúng ta. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tình trạng chặt phá rừng tiếp tục diễn ra như thời điểm hiện tại thì sẽ có khoảng 2 tỷ người, chiếm khoảng 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước trầm trọng trong năm 2060.
Cơn lũ lịch sử tại miền Trung 2 năm trước là tiếng kêu cứu thảm thiết của thiên nhiên. Ngược lên miền núi Quảng Trị vào tận hiểm địa Ba Lòng, Triệu Nguyên (Dakrong), Hướng Linh, Hướng Việt (Hướng Hóa),… bây giờ không còn rừng đúng nghĩa. Tây Nguyên, Tây Bắc cũng không thoát khỏi thảm cảnh này.
Người ta thích gỗ tự nhiên vì độ bền cao, sang trọng, thể hiện độ chịu chơi, đẳng cấp giàu có và đó là ngành thương mại “dưới gầm bàn” mang lại lợi nhuận kếch xù.
Nhưng hậu họa môi trường ngày càng rõ khi những cánh rừng phòng hộ, rừng tự nhiên bạt ngàn bị chặt trụi, chỉ cần một trận mưa đột biến ở thượng nguồn, 1 ngày sau đồng bằng chìm trong biển nước. Chúng ta hớt hải đi tìm nguyên nhân, khắc phục hậu quả nhưng lý do ngay chính trong ngôi nhà mình đang sống.
Tuần trước tôi vừa đến thăm người bạn mới xây ngôi nhà 2 tầng mới cáu cạnh, nội thất hoàn toàn bằng gỗ, rất sạch sẽ và sang trọng. Tôi nói với chủ nhà “những món gỗ này chắc tôi làm cả đời cũng không mua được”. Bạn cười “có gì đâu, gỗ công nghiệp của MDF Quảng Trị, rất rẻ mà lại bền, ưa mẫu mã màu mè gì cũng có”. Hóa ra vậy!
Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngành gỗ bây giờ con người có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm bán nhân tạo từ nguyên liệu rừng trồng như tràm, keo lai, cây hỗn tạp,…có thể gia công thành thành phẩm đáp ứng mọi thị hiếu tiêu dùng.
Sau đó không lâu, trong một lần ghé thăm nhà máy sản xuất gỗ MDF VRG Quảng Trị, tôi có dịp mục sở thị toàn bộ dây chuyền tân tiến, mọi hoạt động hầu như tự động hóa, công nghệ thần kỳ đã “hô biến” những thứ dường như bỏ đi thành gỗ tấm đủ kích cỡ.
MDF Quảng Trị sở hữu 2 dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Đông Nam Á. Công suất thiết kế 180.000m3/năm, thu hút 300 lao động trực tiếp và 10.000 lao động gián tiếp.
Với công nghệ hàng đầu, MDF Quảng Trị tạo ra rất nhiều dòng sản phẩm độ dày từ 2mm đến 30mm rất tiện lợi cho xây dựng, trang trí nội, ngoại thất cho các công trình xây dựng dân dụng-công nghiệp. Hiện nay gỗ MDF rất được ưa chuộng tại thị trường nước ngoài khó tính nhất như Tây Á, châu Âu, Ấn Độ, Hàn Quốc.
MDF VRG đã tiêu thụ toàn bộ gỗ khai thác rừng trồng, cây cao su thanh lý tại Quảng Trị và nhiều địa phương khác. Với giá mua cạnh tranh, ổn định, đảm bảo thị trường tiêu thụ nguyên liệu cho người trồng rừng, góp phần giải quyết việc làm và phát triển bền vững.
Rõ ràng, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã giải quyết triệt để vấn nạn phá rừng tự nhiên, bảo vệ cuộc sống, đem lại sinh kế cho nông dân, việc làm thu nhập cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm