Góc nhìn đa chiều số 4
"Phí", "giá" và "tiền" có gì trong ấy mà người ta cấp tập thay họ đổi tên cho nó? À mà thôi, kiểu gì thì nó cũng "chảy" ra từ túi người dân!
Có người tếu táo rằng, Bộ GTVT giờ đây có rất nhiều “nhà ngôn ngữ học”, cứ xem cách mà họ đổi chữ trên cái bảng trạm thu phí là hiểu, “thu phí thành thu giá, lại trở về thu phí và giờ đây có nguy cơ trở thành…thu tiền”.
Nếu “phí” là “tiền” vì sẽ có môt loạt “đồng phị phóng xạ” như sau: Viện tiền, học tiền, lệ tiền, án tiền, tiền trước bạ, tiền cầu đường…vâng, có 161 loại phí và 162 loại lệ phí ở nước ta, không sức lực nào thay thế hết.
Nhưng không đơn giản là trò chơi ngôn ngữ đâu đấy, “phí” là khoản phải trả khi sử dụng dịch vụ cho tư nhân cung cấp, còn “tiền” là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân, được nhà nước phát hành và đảm bảo lượng giá trị bằng kim loại (hàm ý mọi người đều chấp nhận sử dụng).
Nếu có ai đó phản đối giá BOT thì xin nói vuông góc rằng: “họ chỉ thu tiền, không phải phí, ai lọt qua cổng tức phải trả, vì đã sử dụng".
Ngay khi cơ quan chức năng ngồi nghiên cứu phí hay tiền - thì người dân vẫn phải trả lương để làm cái việc gây tranh cãi ấy. Thiệt đơn thiêt kép.
Nếu cứ mãi gây cãi nhau, xin tha thiết đề xuất đặt tên: “Trạm thu phí - giá - tiền” thế là ai cũng có phần công trạng trong đó!
Nước Pháp dưới thời Luis thứ XIV áp dụng chính sách “sưu cao thuế nặng” để cứu vãn chế độ quân chủ sắp lụi tàn.
Vì vấp phải sự phản ứng dữ dội từ quần chúng, Bộ trưởng kinh tế Jean-Baptiste Colbert đã nảy ra cao kiến: “Nghệ thuật đánh thuế cũng giống như vặt lông ngỗng sao cho thu được nhiều lông nhất mà tiếng kêu nhỏ nhất có thể”.
Cũng có thể cho nó một liều “an thần” vào mạch máu, bằng cách cứ vỗ về hết mục tiêu này đến mục đích khác, còn số lượng năm thì cứ dời, dời mãi cho đến khi mất hút.
Thuế, phí, giá...tăng mà được lòng dân chúng thì e rằng cơ quan chức năng chỉ việc xếp chân ngồi đợi người dân đến thỉnh cầu "hãy tăng đi"! Những "cục đá" to tướng không phải ném ra để "dò đường".
Bình thường, mua cái điện thoại 1 triệu đồng, bỗng dưng nó phải gánh thêm cái đuôi "thuế tiêu thụ đặc biệt" thế là đội lên 1,5 triệu đồng. Ơ hay, phải móc thêm chứ nhỉ! Thế mà có người bảo tăng thuế VAT không hề hấn gì đến đời sống!
Có thể bạn quan tâm
Nhưng phải đánh cái dấu sao to tướng, mà rằng: loài người khác động vật ở chổ có ý thức, nỗi “buồn” tích tụ lâu ngày thì ắt “vỡ đê”, lúc đó có muốn đặt cái tựa đề (…) như Phạm Duy Tốn cũng chả được.
Sử sách kể rằng, trên giường bệnh, vua Louis XIV triệu người chắt lên 5 tuổi đến và nói: “Cháu ạ, một ngày cháu sẽ là vị Quân chủ vĩ đại. Đừng bắt chước tính hiếu chiến của ta. Hãy luôn hành xử dựa theo Chúa và khiến cho thần dân phải trọng vọng Người. Ta đau lòng mà thấy đã để cho thần dân trong tình trạng như thế này”.
Đến Luis thứ XVI, không cầm cự nổi trước làn sóng cách mạng Tư sản, ông bị phe “cách mạng” bắt giam và xử tử bằng cách treo cổ trước toàn dân!
Không nơi đâu trên quả đất này “mùi sâu-bít” nặng như ở Việt Nam, nặng đến mức một người đã từng giết người lại được tiếp đón nồng hậu hơn cả minh tinh đẳng cấp vũ trụ đến chơi nhà.
Vâng! Người ta có thể biến một tội phạm liên quan đến giết người thành ngôi sao trong chớp mắt, thật vi diệu! Và rằng, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa về cái gọi là đen thành trắng, xấu thành đẹp, sai thành đúng…trong một môi trường nhậu nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hóa rẻ tiền.
Thật tủi hổ thay cho mấy chục cô gái trong đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, oanh tạc khắp châu lục, các cô mang quốc kỳ Việt Nam bay cao trên nhiều đấu trường, nhưng trở về trong lặng lẽ âm thầm.
Trong cuốn sách Đối thoại với Lý Quang Diệu của Tom Plate, cố Thủ tướng Singapore từng thốt lên: “Người Israel rất khôn ngoan”.
Người được ví như cha đẻ của Singapore cho rằng: Một trong những lý do góp phần vào sự phục hồi của Israel sau những cuộc chiến tranh là do họ cố gắng học hỏi, ĐỌC NHIỀU NHẤT. Vâng, đọc nhiều nhất chứ không phải hát nhiều nhất, đẹp nhiều nhất, ăn to nhất…