GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 30: "Đường lưỡi bò" và đường ra biển
Lối ra biển bị tắc nghẽn không chỉ vì resort, khách sạn mọc lên như nấm, mà vì một thứ khác còn nguy hiểm hơn...
Tăng Sâm là học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử, là “nhị thập tứ hiếu” trong lịch giai thoại. Một ngày nọ, có người đến báo với mẹ ông rằng “Tăng Sâm giết người”. Bà tin con mình không làm điều xấu, nên chẳng quan tâm!
Lát sau có người khác ghé vào nói “Tăng Sâm giết người”, bà bắt đầu phân vân. Một lúc sau lại có người nói “Tăng Sâm giết người”. Lúc này bà hốt hoảng đóng cửa, bỏ trốn!
Cách đây chừng nửa thế kỷ, Adolf Hitler từng nói “Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành sự thật”. Quả thật những chuyện đổi trắng thay đen như vậy không quá hiếm trong lịch sử.
Ví dụ, “đường chín đoạn” hay còn gọi một cách hình tượng là “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vẽ ra la liếm hết phần lớn biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. 97 triệu dân Việt bất bình, cộng đồng quốc tế lên án.
Nhưng có lẽ, người Trung Quốc đang dùng kế sách kiểu Hitller “mưa dầm thấm lâu”. Đấy, đường lưỡi bò không chỉ xuất hiện trên biển mà bằng nhiều cách khác nhau được in, vẽ, minh họa trên nhiều sản phẩm, nhiều hình thức…
Từ trên chiếc áo pull mặc cho vui, đến phần mềm tích hợp trong chiếc xe thương hiệu Đức, phần mềm theo dõi diện mặt trời phía Nam. Nó có cả trong sách vở, giáo trình trong trường đại học, trong phim hoạt hình…người Việt bị buộc phải…làm quen dần với mấy nét vẻ phi pháp ấy!
Và một tổ chức từ thiện ở Việt Nam còn có ý định mời một nghệ sĩ Trung Quốc đến giao lưu, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như nghệ sĩ này không nhiệt liệt ủng hộ đường lưỡi bò.
Nếu không cảnh giác, rồi đây đường lưỡi bò có thể xuất hiện trong bàn ăn, trên giường ngủ, giữa tấm pano và nguy hiểm nhất là nó ăn sâu vào tiềm thức lớp trẻ, càng nguy hiểm hơn nếu vài mươi năm nữa, lớp công dân kế cận xem đó là…chuyện bình thường!?
Thưa quý vị, đó là cuộc “xâm chiếm” về mặt ý thức, thói quen, nó cứ lớn dần, lớn dần, từ một đến một vài, từ hàng chục đến hàng ngàn hàng vạn, hàng triệu… khi đó ta sẽ xử lý thế nào?
Cơ quan chức năng từng có ý định tiêu hủy chiếc xe tích hợp bản đồ có đường lưỡi bò. Nhưng xin thưa rằng, đó là cách làm của kẻ hữu dũng vô mưu, thấy cây mà chẳng thấy rừng.
Chỉ một cú click chuột của người lập trình, hàng triệu chiếc xe, đồ vật có thể mang hình lưỡi bò. Tiêu hủy hết không?
Và chúng ta cũng đừng mãi bị động đi lật từng trang sách, từng khúc phim, từng sản phẩm để kiểm tra!
Có thể bạn quan tâm
GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 29: Chống ngập và chống... mất tích!
05:50, 02/11/2019
GÓC NHÌN ĐA CHIỀU SỐ 28: Thôi thì tất cả...nhờ "TRỜI"
05:45, 26/10/2019
Cả nước đang thực hiện tinh giản biên chế, gọn nhẹ hóa bộ máy nhưng qua câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Quốc hội, tôi thấy rằng, có khi cũng phải thành lập thêm những cơ quan “siêu” chuyên trách, chỉ làm duy nhất 1 việc và làm sao cho thật tốt!
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng hỏi: “Đường ra biển tạo sinh kế cho ngư dân bị lấn chiếm bởi các khu resort, khách sạn thì quan điểm và hướng giải quyết của Bộ trưởng như thế nào?”.
Bộ trưởng Cường trả lời đồng thời như…hỏi lại: “Cái đường ra biển lại đi hỏi cái ông Bộ Nông nghiệp?”.
Có thật sự “cái đường ra biển” không liên quan gì đến Bộ Nông nghiệp? Phải chăng, để trả lời câu hỏi này phải đọc lại chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Bộ?
Mối liên kết giữa các cơ quan nhà nước là cần thiết, nhưng không thể nhập nhằng chức năng nhiệm vụ. Và đó cũng là lý do để khi bị truy vấn, không ít người trả lời chung chung rằng là “sẽ phối kết hợp, ủng hộ…”
Sự nhập nhằng này còn có tai hại khác là khi xảy ra sai phạm rất khó xác định trách nhiệm thuộc về bên nào. Đó là khi tất cả bỗng dưng trộn lẫn, hòa làm một…
Tinh gọn bộ máy không chỉ là việc sáp nhập trụ sở, giảm bớt nhân sự mà phải hướng đến tính cơ động, chuyên trách, chuyên sâu trong công việc. Để những câu hỏi như của đại biểu Nhưỡng không bị cho là…sai địa chỉ!
Và cái cần nhất là để người dân, doanh nghiệp khi có việc cần giải quyết họ biết đi chính xác đến chổ nào, chứ không lò dò, mò mẫm như thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh!